Chương II Luật Chăn nuôi 2018: Giống và sản phẩm giống vật nuôi
Số hiệu: | 32/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không được để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ
Đây là một trong những nội dung mới tại Luật chăn nuôi 2018 được Quốc Hội thông qua ngày 19/11/2018.
Theo đó, Luật chăn nuôi 2018 đã dành một mục riêng để quy định về nguyên tắc đối xử mang tính nhân đạo với vật nuôi trong các hoạt động: chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, nghiên cứu và các hoạt động khác.
Đặc biệt, khi giết mổ vật nuôi, cơ sở giết mổ phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; đồng thời không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Ngoài ra, khi giết mổ, cơ sở giết mổ còn phải đảm bảo:
- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
- Có nơi lưu giữ vật nuôi đảm bảo vệ sinh, và cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ.
Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nguồn gen giống vật nuôi do Nhà nước thống nhất quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý nguồn gen giống vật nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi;
b) Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi;
d) Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi;
đ) Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.
3. Phương thức bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Chính phủ quy định việc thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.
4. Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
5. Khi trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;
c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu mẫu hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Vật nuôi biến đổi gen là vật nuôi có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.
2. Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, phóng thích, trao đổi quốc tế và hoạt động khác đối với vật nuôi biến đổi gen được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
3. Nhân bản vô tính vật nuôi là việc sử dụng kỹ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.
4. Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu về nhân bản vô tính vật nuôi theo quy định của pháp luật.
1. Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.
2. Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.
3. Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
1. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn bao gồm các giống vật nuôi có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các giống vật nuôi quý, hiếm và là lợi thế của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu; quy định trình tự, thủ tục ban hành, cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sinh học đối với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng, thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lần đầu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Hồ sơ, chất lượng giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Xuất khẩu hoặc trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
1. Con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi;
c) Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
đ) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
đ) Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;
b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.
2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Kê khai đực giống theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.
4. Tổ chức, cá nhân mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại tinh, phôi;
b) Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
c) Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;
d) Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất trứng giống gia cầm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;
b) Trứng giống được khai thác từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên.
6. Tổ chức, cá nhân mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải có hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 của Luật này.
1. Đực giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng;
c) Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định.
2. Cái giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng, đạt chất lượng theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.
1. Cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi có quyền sau đây:
a) Được sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi;
c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Được giữ bí mật thông tin về hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Bảo đảm các điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi trong quá trình sản xuất, mua bán;
c) Lưu hồ sơ giống trong thời gian tối thiểu là 03 năm kể từ ngày sản xuất, mua bán;
d) Cung cấp cho người mua sản phẩm giống vật nuôi hồ sơ bao gồm thông tin về tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên giống vật nuôi, số lượng sản phẩm giống vật nuôi xuất bán, hệ phả đối với gia súc, bản công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy trình chăn nuôi;
đ) Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm giống vật nuôi phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
e) Thu hồi sản phẩm giống vật nuôi không bảo đảm về chủng loại, nguồn gốc, chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi là việc chăn nuôi và theo dõi một dòng, giống vật nuôi cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của dòng, giống đó.
2. Dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tại cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;
3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
1. Kiểm định dòng, giống vật nuôi là việc đánh giá và xác nhận lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của dòng, giống vật nuôi sau khi đưa ra sản xuất.
2. Việc kiểm định dòng, giống vật nuôi được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có khiếu nại tố cáo về chất lượng dòng, giống vật nuôi;
b) Có yêu cầu trưng cầu, giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi.
1. Mỗi dòng, giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp bằng tiếng Việt.
2. Việc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới phải bảo đảm không thuộc trường hợp sau đây:
a) Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên dòng, giống vật nuôi đã được công nhận;
b) Chỉ bao gồm chữ số;
c) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
d) Trùng với cách đọc hoặc cách viết tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân;
đ) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
1. Hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;
b) Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Việc công nhận dòng, giống vật nuôi mới được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới gửi 01 bộ hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do.
1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:
a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
d) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
LIVESTOCK BREEDS AND PRODUCTS THEREOF
Section 1. LIVESTOCK GENE SOURCES
Article 13. Management of livestock gene sources
1. Livestock gene sources shall be managed by the State in a consistent manner.
2. Organizations and individuals shall take responsibility to participate in management of livestock gene sources under regulations hereof and other relevant law provisions.
Article 14. Collection, preservation, use and development of livestock gene sources
1. Organizations and individuals involved in collection, preservation and development of livestock gene sources must comply with regulations hereof and other relevant law provisions.
2. Collection, preservation, use and development of livestock gene sources shall include the following activities:
a) Investigation, survey and collection of livestock gene sources;
b) Assessment of livestock gene sources based upon bio-criteria and useful value thereof;
c) Establishment of livestock gene source database;
d) Protection and maintenance of livestock gene sources;
dd) Use of livestock gene sources that are assessed and whose useful value is determined in selection, production and multiplication of livestock breeds.
3. Methods for preservation of livestock gene sources shall be applied in compliance with provisions of the law on biodiversity.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Science and Technology, other ministries and relevant ministerial agencies in sending proposal of collection, preservation, use and development of livestock gene sources under agricultural management to the Government.
Article 15. Exchange of precious and rare livestock gene sources
1. Organizations and individuals are permitted to exchange precious and rare livestock gene sources serving the purpose of study, collection and production of new livestock breeds and lines and trade in compliance with regulations issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. International exchange of livestock gene sources on the list of livestock breeds prohibited from export for the purpose of scientific research, exhibitions and advertisement must be decided by the Minister of Agriculture and Rural Development upon approval granted by the Prime Minister.
3. Organizations and individuals involved in international exchange of precious and rare livestock gene sources shall comply with regulations herein the Vietnam laws on veterinary medicine, food safety, environmental protection and biodiversity.
4. Exchange of precious and rare livestock gene sources of Vietnam to a third party must be decided by the Minister of Agriculture and Rural Development upon approval granted by the Prime Minister.
5. Vietnamese organizations and individuals that exchange precious and rare livestock gene sources worldwide for popular use in livestock production or produce new livestock breeds may hold the copyright of such breeds as specified in international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 16. Procedures for exchange of precious and rare livestock gene sources
1. Any organization or individual demanding exchange of precious and rare livestock gene sources shall send an application for exchange to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The application for exchange of precious and rare livestock gene sources includes:
a) An application form;
b) Profile of precious and rare livestock gene source to be exchanged;
c) Documents relating to exchange of precious and rare livestock gene sources
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out inspection of such application within 3 working days from the day on which the application is received and notify the applicant in writing for them to provide additional information in case such application is found unsatisfactory.
The Minister of Agriculture and Rural Development shall carry out appraisal and grant approval for such application upon decision of the Prime Minister, and provide explanation if the application is rejected within 30 days from the day on which the satisfactory application is received.
4. The specimen of application form mentioned in Clause 2 this Article shall be stipulated by the Minister of Agriculture and Rural Development.
Article 17. Genetically modified livestock and livestock cloning
1. Genetically modified livestock are domesticated animals whose genetic structure is altered by transgenesis technology.
2. Study, selection, creation, experiment, production, trade, use, release, international exchange of genetically modified livestock and relevant activities must comply with law provisions on biodiversity.
3. Livestock cloning refers to use of somatic cell cloning technique to produce livestock.
4. Organizations and individuals shall be permitted to conduct study on livestock cloning as per law provisions.
Section 2. PRODUCTION OF AND TRADING IN LIVESTOCK BREEDS AND PRODUCTS THEREOF
Article 18. Requirements applied for livestock breeds and products thereof circulated on the market
Any livestock breed and product thereof must satisfy the following requirements:
1. Have applied quality standard declared.
2. Have quality meeting the applied quality standard declared
3. Meet quarantine requirements as prescribed in the law on veterinary medicine.
Article 19. List of livestock breeds in need of conservation and prohibited from export
1. The list of livestock breeds in need of conservation includes livestock breeds that are small in number or on the verge of extinction.
2. The list of livestock breeds prohibited from export including precious and rare livestock breeds that are advantageous to Vietnam.
3. The Government shall issue the list of livestock breeds in need of conservation and list of livestock breeds prohibited from export and set out procedures for issuance and update of the aforesaid lists.
Article 20. Import of livestock breeds and products thereof
1. Livestock breeds and products thereof imported must be confirmed in writing by the competent authority or the organization authorized by the competent authority of the exporting country in terms of their sources, origin, quality and purpose for breed multiplication or production.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to check legal documents, enforcement system and conditions for production of livestock breeds and products thereof of the exporting country under provisions of Vietnamese laws and international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory in the following cases:
a) Assessment for mutual recognition;
b) First import of livestock breeds and products thereof into Vietnam;
c) Discovery of risk of effects on quality and biosecurity from livestock breeds and products thereof imported into Vietnam.
3. Imported livestock breeds and products thereof must have their applied standards declared and must be put into quarantine as per provisions of the law on veterinary.
4. Importers of male breeders, sperms and embryos of cattle must carry out the following procedures:
a) First importers shall send and application for import to the Ministry of Agriculture and Rural Development; components of the application shall be regulated by the Minister of Agriculture and Rural Development.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out inspection of the application within 3 working days from the day on which such application is received and notify the applicant in writing for them to provide additional information in case such application is found unsatisfactory.
The Minister of Agriculture and Rural Development shall response in writing to the applicant within 15 days from the day on which the satisfactory application is received or provide explanation if the application is rejected;
b) Second import of sperms and embryos of the same breeder shall be notified in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Second and further import of male breeders of the same animal from the same producer shall be notified in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 21. Export and international exchange of livestock breeds and products thereof
1. Profile and quality of exported livestock breeds and products thereof must meet the requirements of exporters and exporting countries and must be conformable to the Vietnamese law provisions.
2. Export or international exchange of livestock breeds and products thereof on the list of livestock breeds prohibited from export for the purpose of scientific research, exhibition or advertisement must be decided by the Minister of Agriculture and Rural Development upon approval granted by the Prime Minister following the procedure below:
a) The exporter shall send and application for export to the Ministry of Agriculture and Rural Development; components of the application shall be regulated by the Minister of Agriculture and Rural Development.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out inspection of such application within 3 working days from the day on which the application is received and notify the applicant in writing for them to provide additional information in case such application is found unsatisfactory.
b) The Minister of Agriculture and Rural Development shall grant approval for such application upon decision of the Prime Minister and provide explanation if the application is rejected within 30 days from the day on which the satisfactory application is received.
Article 22. Conditions for production of and trading in breeders
1. Breeder refers to an individual domesticated animal raised for reproduction or breeding multiplication purpose.
2. Any producer of breeders must:
a) satisfy conditions specified in Article 55 hereof;
b) apply the appropriate quality management system and declare the quality standards applied to breeding livestock;
c) ensure that the facility nurturing origin breeds and facility producing livestock breeds and lines have technicians holding the university degree or higher in animal husbandry, animal health or biology;
dd) ensure that the facility breeding parental breed stocks of pigs and poultry or breeding stock or producing breeders have technicians trained in animal husbandry, animal health or biology;
dd) have a breed dossier that clearly specify name, grade, origin and number of breeds, and applicable economic-technical standards.
3. Traders of livestock breeders must own the declaration of applied quality standard provided by producers of such breeding animals and breed dossier as prescribed in Point dd Clause 2 this Article.
Article 23. Conditions for production of and trading in livestock sperms, embryos, breeding eggs and larvae and services of artificial insemination and embryo transfer in livestock breeding
1. Every producer of livestock sperms, embryos, breeding eggs and larvae must:
a) satisfy conditions specified in Clause 2 Article 22 hereof;
b) have a monitoring record of sperm quality during inspection and use of sperms;
c) have dedicated equipment meeting technical requirements used for production, inspection, assessment, maintenance and transport of sperms, embryos, breeding eggs and larvae.
2. Every individual provider of artificial insemination or embryo transfer service in livestock breeding must:
a) hold a certificate of training in artificial insemination or embryo transfer technique as regulated by the Minister of Agriculture and Rural Development;
b) record information about the breed owner, serial number of male and female breeders and cross-breeding date and times.
3. Every owner of male breeders used for direct cross-breeding for commercial purpose is required to:
a) make a declaration of male breeders as prescribed in Article 54 hereof;
b) use male breeders that have clear origin and breed dossier and undergo quarantine, inspection and quality assessment.
4. Every trader of livestock sperms and embryos must:
a) have maintenance devices and equipment suitable for each kind of sperm and embryo;
b) ensure that the maintenance area is separated or not contaminated by pesticides and toxic chemicals;
c) take measures to ensure safety of surrounding people, domesticated animals and environments;
d) record the maintenance of and trading in sperms and embryos.
5. Any producer of poultry breeding eggs must:
a) satisfy conditions specified in Clause 2 Article 22 hereof;
b) ensure that breeding eggs are generated from parental breed stock or equivalent or higher-grade stock.
6. Traders of livestock breeding eggs and larvae must have a dossier of applied standard declaration and breed dossier as prescribed in Point dd Clause 2 Article 22 hereof.
Article 24. Requirements for quality of male and female breeders in livestock production
1. Any male breeder used in livestock production must:
a) have clear profile and annals;
b) be produced from breed production facilities and conformable to the applied quality standards declared;
c) undergo inspection of individual productivity and meet quality requirements as regulated if such breeder is used for production of sperms for commercial purpose.
2. Any female breeder used in livestock production must:
a) have clear profile and annals;
b) be produced from breed production facilities and conformable to the applied quality standards declared and meet quality requirements.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate quality level of male and female breeders.
Article 25. Rights and obligations of facilities producing and trading livestock breed products
1. Every facility producing and trading livestock breed products is entitled to:
a) produce and trade livestock breed products if meeting requirements specified in Article 22 and 23 hereof;
b) enjoy benefits from State policies intended for producers and traders of livestock breed products;
c) send complaints and denunciations or file a lawsuit regarding production of and trading in livestock breed products as per law provisions;
d) have their information about production of and trading in livestock breed products kept as confidential, except for cases required by competent regulatory agencies.
2. Every facility producing and trading livestock breed products is required to:
a) make a declaration of livestock breeding as prescribed in Article 54 hereof;
b) satisfy conditions applied for producers and traders of livestock breed products during production and trading process;
c) retain the breed dossier for at least 3 years from the production or trading date;
d) provide the buyer of livestock breed products with a dossier including information on name and address of production facility, name of livestock breed, quantity of livestock breed products sold, annals (for livestock breed products of cattle), declaration of applied standard and breeding process;
dd) ensure and take responsibility for quality of livestock breed products meeting the applied quality standard declared;
e) withdraw livestock breed products not meeting requirements for species, sources and quality and make compensation as per law provisions;
g) undergo inspection carried out by competent regulatory agencies.
Section 3. TESTING AND VERIFICATION OF LIVESTOCK BREEDS AND LINES
Article 26. Testing of livestock breeds and lines
1. Livestock breed and line testing means rearing and monitoring of a certain livestock breed or line under certain conditions within a given period of time with the aim of determining the difference, stability and consistency in productivity, quality, resistance to diseases and evaluating harmful effects of such breed or line.
2. New livestock breeds and lines must be tested before put into production, except for livestock breeds and lines created as a result of ministerial or national scientific and technological tasks approved or permitted by the competent authority.
3. Organizations and individuals applying for recognition of new livestock breeds or lines shall have their breeds or lines tested by the facility eligible for livestock breed and line testing under national technical regulations. 4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall issue national technical regulations on livestock breed and line testing.
Article 27. Conditions applied for livestock breed and line testing facilities
Every livestock breed and line testing facility must:
1. satisfy conditions specified in Article 55 hereof;
2. have material facilities and technical equipment suitable for testing of livestock breeds and lines;
3. employ technicians holding a university degree or higher in animal husbandry or veterinary or biology;
4. apply appropriate quality management system.
Article 28. Livestock breed and line verification
1. Livestock breed and line verification means assessing and confirming the productivity, quality and resistance to diseases of the livestock breed and line produced.
2. Livestock breed and line verification shall be carried out if:
a) there is any complaint or denunciation about the quality of livestock breeds or lines;
b) the competent regulatory agency requests for appraisal of such breeds or lines;
c) requested by the organization or individual.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall announce facilities eligible for verification of livestock breeds and lines.
Article 29. Principles for naming new livestock breeds and lines
1. Each livestock breed or line shall be given a single suitable Vietnamese name.
2. The name given to each new livestock breed or line must not:
a) be identical to or cause confusion with the existing name of the livestock breed or line recognized;
b) only include numbers;
c) be against the historical, cultural and moral tradition and fine customs and practices of the country;
d) be written or spelled in the same way of that of names of leaders or heroes of the country and celebrities;
dd) be decided upon names of regulatory agencies, people’s armed forces, political organizations, political-socio organizations, political-socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations, except cases in which permission from such entity is granted.
Article 30. Recognition of new livestock breeds and lines
1. The application for recognition of new livestock breeds and lines includes:
a) An application form for recognition of new livestock breeds and lines that clearly specifies name, source and origin of the new livestock breed or line;
b) Testing results or results of ministerial or national scientific and technological tasks recognized or approved by the competent authority.
2. Recognition of new livestock breeds and lines shall be granted following the procedure below:
a) The applicant for recognition of new livestock breeds or lines shall send a hardcopy application and electronic application specified in Clause 1 this Article to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out inspection of the application within 3 working days from the day on which such application is received and notify the applicant in writing for them to provide additional information in case such application is found unsatisfactory.
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out appraisal of such application within 15 days from the day on which the satisfactory application is received. If the appraisal result shows that the new livestock breed or line meets the given requirements, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide to grant recognition to such new breed or line or provide explanation in case the new livestock breed or line fails to satisfy the requirements.
Article 31. Rights and obligations of livestock breed and line testing facilities
1. Every livestock breed and line testing facility is entitled to:
a) test livestock breeds and lines as per law provisions;
b) conduct verification of livestock breeds and lines as prescribed in Article 28 hereof;
c) be paid for testing and verification of livestock breeds and lines as per law provisions;
d) make complaints or denunciations or file a lawsuit regarding livestock breed and line testing as per law provisions;
dd) refuse to provide information concerning the testing result, except for cases requested by competent regulatory agencies.
2. Every livestock breed and line testing facility is obliged to:
a) abide by conditions applied to testing facilities during the operation;
b) take responsibility for the testing and verification result;
c) comply with law provisions on biosecurity, disease resistance and environmental protection;
d) retain the testing dossier for at least 3 years after the testing or verification;
dd) undergo inspection carried out by competent regulatory agencies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực