
Chương I Luật Căn cước công dân 2014 : Quy định chung
Số hiệu: | 59/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1165 đến số 1166 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thẻ căn cước sẽ thay thế chứng minh nhân dân
Đây là quy định quan trọng trong Luật Căn cước công dân được Quốc Hội thông qua vào ngày 20/11/2014.
Theo đó, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
3. Tàng thư căn cước công dân là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân, được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
6. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của bộ, ngành được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đưa và trao đổi thông tin số về dân cư và căn cước công dân, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
8. Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người và quyền công dân.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho công dân.
3. Thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, an toàn; duy trì, khai thác, sử dụng hiệu quả và lưu trữ lâu dài.
1. Công dân có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
e) Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.
3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.
1. Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
2. Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.
3. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
4. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
5. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.
2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides citizen identification, the citizen identification database and the national population database; management and use of citizen identity cards; and rights, obligations and responsibilities of related agencies, organizations and individuals.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to Vietnamese citizens as well as related agencies, organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Citizen identification means basic information about the origin and identity of a citizen in accordance with this Law.
2. Identity means distinctive and stable characteristics of a person’s appearance that distinguish such person from another.
3. Citizen identification archives means a system of dossiers and documents on citizen identification which are managed, classified and arranged in a certain order to serve information search and exploitation.
4. National population database means a collection of basic information about all Vietnamese citizens, which is standardized, digitalized, stored and managed in an information infrastructure to serve state management work and transactions among agencies, organizations and individuals.
5. Citizen identification database means a specialized database collecting information about Vietnamese citizen identification, which is digitalized, stored and managed in an information infrastructure, and constitutes part of the national population database.
6. Specialized database means a collection of information about one or several certain management field(s) of a ministry or sector, which is digitalized, stored and managed in an information infrastructure and connected to the national population database.
7. Information infrastructure of the national population database and citizen identification database means a system of equipment serving the production, collection, processing, storage, transmission and exchange of digital information about population and citizen identification, including telecommunications networks, the Internet, computer networks and databases.
8. Citizen identification management agency means a specialized agency of the People’s Public Security performing the management of citizen identification, the national population database and the citizen identification database.
Article 4. Principles of management of citizen identification, the national population database and the citizen identification database
1. Compliance with the Constitution and law; guarantee of human rights and citizens’ rights.
2. Assurance of publicity and transparency in management and convenience for citizens.
3. Information and documents shall be collected and updated in a full, accurate and prompt manner; managed in a centralized, unified, close and safe manner; and maintained, exploited and used efficiently and archived permanently.
Article 5. Citizens’ rights and obligations with respect to citizen identification, the national population database and the citizen identification database
1. Citizens have the following rights:
a/ To have their personal and family secrets kept confidential in the national population database and the citizen identification database, except cases subject to provision of information and documents as prescribed by law;
b/ To request citizen identification management agencies to update their information that is not yet available, or modify inaccurate information or information that has been changed, in the national population database and the citizen identification database or their citizen identity cards in accordance with law;
c/ To have their citizen identity cards granted, renewed and re-granted in accordance with this Law;
d/ To use their citizen identity cards for transactions and exercise of citizens’ lawful rights and interests;
dd/ To lodge complaints or denunciations about or initiate lawsuits against violations of the law on citizen identification, the national population database and the citizen identification database in accordance with law.
2. Citizens have the following obligations:
a/ To comply with this Law and other relevant laws;
b/ To carry out the procedures for grant,-renewal and re-grant of citizen identity cards in accordance with this Law;
c/ To fully, accurately and promptly provide their personal information and documents for update in the national population database and the citizen identification database in accordance with this Law and other relevant laws;
d/ To produce their citizen identity cards for checking upon request of competent persons in accordance with law;
dd/ To preserve their granted citizen identity cards; to promptly notify the citizen identification management agency of the loss of their cards;
e/ To return their citizen identity cards to competent agencies in case of renewal, revocation or temporary seizure of such cards as prescribed in Articles 23 and 28 of this Law.
3. A person who suffers any mental or other diseases which deprive him/her of the ability to perceive and control his/her acts shall, through his/her lawful representative, exercise rights and perform obligations prescribed in this Article.
Article 6. Responsibilities of citizen identification management agencies
1. To accurately collect and update citizen’s information.
2. To promptly modify citizen’s information when having grounds to believe that such information is inaccurate or changed.
3. To post up and guide administrative procedures on citizen identification, the national population database and the citizen identification database related to agencies, organizations and individuals in accordance with this Law.
4. To ensure information safety and confidentiality in the national population database and the citizen identification database.
5. To fully, promptly and accurately provide information and documents about citizens upon request of agencies, organizations or individuals in accordance with law.
6. To grant, renew and re-grant citizen identity cards in accordance with this Law.
7. To settle complaints and denunciations and handle violations in accordance with law.
1. Hindering the implementation of this Law.
2. Granting, renewing or re-granting citizen identity cards in violation of law.
3. Causing harassment or troubles when settling procedures about citizen identification, the national population database and the citizen identification database.
4. Falsifying books and dossiers about citizens, the national population database and the citizen identification database; failing to provide or insufficiently or illegally providing information and documents on citizen identification, the national population database and the citizen identification database; abusing citizen’s information specified in this Law to cause damage to agencies, organizations or individuals.
5. Revealing information secrets in the national population database and the citizen identification database.
6. Collecting and using charges and fees in violation of law.
7. Forging, modifying and falsifying contents of citizen identity cards; appropriating or illegally using citizen identity cards of other persons; renting, leasing, boưowing, lending, mortgaging, receiving as mortgage or destroying citizen identity cards; or using forged citizen identity cards.
8. Illegally accessing, modifying, deleting, canceling or dispersing information in the national population database and the citizen identification database.
9. Revoking or temporarily seizing citizen identity cards in violation of law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 73. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Mục 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Mục 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Mục 2. CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI, TẠM GIỮ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
Điều 24. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Bài viết liên quan
Sai thông tin trên thẻ Căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào mới nhất 2025?

Sai thông tin trên thẻ Căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào mới nhất 2025?
Việc sở hữu một thẻ căn cước công dân gắn chip chính xác không chỉ đảm bảo quyền lợi của công dân mà còn phục vụ hiệu quả công tác quản lý hành chính. Tuy nhiên, nhiều người dân đang gặp phải tình huống thông tin trên thẻ căn cước của mình bị sai. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thức giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. 06/12/2024Làm lại Căn cước công dân mất bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Làm lại Căn cước công dân cần giấy tờ gì mới nhất 2025?

Làm lại Căn cước công dân cần giấy tờ gì mới nhất 2025?
Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chúng ta cần phải làm lại căn cước. Vậy, để thực hiện thủ tục này vào năm 2025, người dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó. 04/12/2024Làm lại Căn cước công dân ở đâu mới nhất 2025?

Làm lại Căn cước công dân ở đâu mới nhất 2025?
Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất đối với mỗi công dân. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về địa điểm và thủ tục làm lại CCCD khi cần thiết. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. 04/12/202408 trường hợp bắt buộc phải làm lại Căn cước công dân mới nhất 2025?

08 trường hợp bắt buộc phải làm lại Căn cước công dân mới nhất 2025?
Từ ngày 01/07/2024, Luật Căn cước công dân đã có hiệu lực, quy định rõ ràng các trường hợp bắt buộc phải làm lại Căn cước công dân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 8 trường hợp cần phải đổi thẻ Căn cước để đảm bảo thông tin cá nhân luôn chính xác và hợp lệ. 04/12/202402 cách làm lại Căn cước công dân khi bị mất mới nhất 2025

02 cách làm lại Căn cước công dân khi bị mất mới nhất 2025
Việc làm mất căn cước công dân (CCCD) là một tình huống bất ngờ và gây không ít phiền toái trong cuộc sống hiện đại. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này và tiếp tục thực hiện các giao dịch hành chính, việc làm lại CCCD là điều cần thiết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước cần thiết để làm lại CCCD một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. 04/12/2024Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao lâu mới nhất 2025?

Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao lâu mới nhất 2025?
Căn cước công dân gắn chip không chỉ là một phương tiện quan trọng để xác thực danh tính mà còn có giá trị pháp lý trong nhiều giao dịch và thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về thời hạn sử dụng của loại căn cước này. Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao lâu và khi nào cần phải đổi mới? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian hiệu lực của căn cước công dân gắn chip, giúp bạn nắm rõ các quy định và chuẩn bị tốt nhất cho việc sử dụng và gia hạn trong tương lai. 17/01/2025Căn cước công dân gắn chip khi nào có mới nhất 2025?

Căn cước công dân gắn chip khi nào có mới nhất 2025?
Căn cước công dân gắn chip đã và đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý thông tin công dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết khi nào sẽ có căn cước công dân gắn chip mới nhất vào năm 2025. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm triển khai, quy trình cấp phát và những thay đổi mới nhất trong việc làm căn cước công dân gắn chip, giúp bạn cập nhật và chuẩn bị kịp thời cho các thủ tục cần thiết. 17/01/2025Căn cước công dân gắn chip làm ở đâu mới nhất 2025?

Căn cước công dân gắn chip làm ở đâu mới nhất 2025?
Căn cước công dân gắn chip là một phần quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý thông tin công dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết làm căn cước công dân gắn chip ở đâu, nhất là với những thay đổi về quy định và cơ sở tiếp nhận trong năm 2025. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các địa điểm làm căn cước công dân gắn chip, từ các trụ sở công an địa phương cho đến các cơ quan tiếp nhận mới, đảm bảo bạn có thể hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. 17/01/2025Làm căn cước công dân gắn chip cần giấy tờ gì mới nhất 2025?
