Chương IV Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015: Danh sách cử tri
Số hiệu: | 85/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 28/07/2015 | Số công báo: | Từ số 869 đến số 870 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
1. Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu
Luật bầu cử 2015 quy định việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội: Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, UBTVQH dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội, số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, địa phương được giới thiệu ứng cử để bảo đảm tỷ lệ các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia theo Luật bầu cử quốc hội: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử; Chỉ đạo công tác tuyên truyền và vận động, bảo vệ an ninh, trật tự bầu cử; Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, …
3. Danh sách cử tri theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội
Nguyên tắc lập danh sách cử tri theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội 2015:
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử 2015.
- Cử tri là người tạm trú chưa đủ 12 tháng, là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ.
4. Ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
- Theo Luật bầu cử quốc hội và HĐND, những trường hợp sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:
+ Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người đang bị khởi tố bị can.
+ Người đang hoặc đã chấp hành bản án, quyết định hình sự chưa được xóa án tích.
+ Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội
Căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương tiến hành lựa chọn, giới thiệu người đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau: Ban lãnh đạo dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác, tổ chức hội nghị để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
5. Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu
Nguyên tắc bỏ phiếu theo Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
- Cử tri phải tự mình đi bầu cử, trừ trường hợp:
+ Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu;
+ Cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được, người đang bị tạm giam, bị tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến để cử tri thực hiện việc bầu cử.
- Luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem.
Luật bầu cử còn quy định tuyên truyền, vận động bầu cử; kết quả bầu cử đại biểu; bầu cử bổ sung đại biểu có hiệu lực từ ngày 01/09/2015.
Văn bản tiếng việt
1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
1. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
2. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.
Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh, sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình, đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên cử tri cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Article 29. Rules for making electoral registers
1. Every citizen having election right may be recorded his/her name to an electoral register and given an elector’s card, excluding cases prescribed in Clause 1 Article 30 of this Law.
2. Each citizen may be only recorded his/her name to the electoral register in their permanent or temporary residence.
3. Every elector who temporarily reside in a local government under 12 months or every elector who is a soldier of a people's armed unit shall be recorded his/her name to the electoral register of National Assembly deputies or People's Council deputies of the province or district where he/she resides or is garrisoned.
4. Any Vietnamese citizen who comes back Vietnam from foreign country within 24 hours from the time in which the electoral register has been posted to 24 hours before the voting time shall present his/her passport with Vietnamese nationality to the People’s Committee of commune, then he/she shall be recorded his/her name to the electoral register and receive an elector’s card of National Assembly deputies or People's Council deputies of province, district and commune (if he/she presents the passport at the permanent residence) or National Assembly deputies and People's Council deputies of province and district (if he/she presents the passport at the temporary residence).
5. Every elector who is a person detained, impound, or stayed in a reform school or detoxification center shall be recorded his/her name to the electoral register to elect National Assembly deputies and People's Council deputies of the province where he/she faces one of above penalties.
Article 30. Persons not having names recorded to, crossed out from or added to electoral registers
1. The persons who are deprived of the voting right under legally effective judgments or decisions of the Court, who are sentenced to death awaiting execution, who are serving prison terms without suspended sentences, and who are incapable of civil acts shall not have their names registered in the electoral registers.
2. If the persons defined in Clause 1 of this Article have their voting right restored, are set free or certified by the competent agency that they are no longer incapable of civil acts until 24 hours before the voting time, they shall have their names added to the electoral registers and be given the electors’ cards as prescribed in Article 29 of this Law.
3. During the period from the time the electoral register is posted to 24 hours before the voting time, if any person changes his/her permanent residence outside the commune where he/she has his/name recorded to the electoral register, his/her name shall be crossed out from such electoral register and added to the new electoral register at his/her new permanent residence to elect National Assembly deputies and People's Council deputies of province, district and commune; if any person changes his/her temporary residence outside the commune where he/she has his/name recorded to the electoral register, his/her name shall be crossed out from such electoral register and added to the new electoral register at his/her new temporary residence to elect National Assembly deputies and People's Council deputies of province and district.
4. The electors prescribed in Clause 5 Article 29 of this Law, until 24 hours before the voting time, are set free or released from reform schools or detoxification centers shall have their names crossed out from the electoral registers where their detention centers, reform schools or detoxification centers are located, or have their names added to the electoral registers where they reside permanently to elect National Assembly deputies and People's Council deputies of province, district and commune or have their names added to the electoral registers where they reside temporarily to elect National Assembly deputies and People's Council deputies of province and district.
5. If persons who have already had their names in the electoral registers, are, before the voting time, deprived of their voting right by the Court, having to serve prison terms, or incapable of civil acts, the People’s Committee of the commune shall cross out their names from the electoral registers and withdraw their electors’ cards.
Article 31. The power to make electoral registers
1. The electoral registers shall be made by the People’s Committee of the commune according to each polling station.
With regard to suburban districts having no commune or commune-level town, the People’s Committees of districts shall make electoral registers according to each polling station.
2. Electoral registers in people's armed units shall be made by commanders according to the polling stations where the units are garrisoned. A soldier who has his/her permanent residence in an administrative division near his/her garrison area may be granted a certificate by the unit command so that his/her name shall be recorded to the electoral register and he/she shall vote in his/her permanent residence. When issuing the certificate, the unit commander must write down in the electoral register of the people's armed unit next to his/her name “Vote in the place of residence."
Article 32. Posting electoral registers
Within 40 days before the polling day, the agency that makes electoral registers shall post it at the head office of People’s Committee of communes and public places of the polling stations and concurrently announce the posting so that the people can check the electoral registers.
Article 33. Complaints about electoral registers
When checking the electoral register, if any mistake is detected therein, the people are entitled, within 30 days from the date on which the list is posted, make a complaint about the electoral register the agency that makes the electoral register. The electoral register-making agency shall keep record of such complaints. Within 05 days from the date on which the complaint is received, the electoral register-making agency shall settle and inform the complainant of the settlement results.
In case the complainant disagrees with the settlement carried out by the electoral register-making agency or his/her complaint is not settled after the settlement deadline, he/she shall be entitled to sue at People’s Court as prescribed in law on administrative procedures.
Article 34. Voting in other places
If, from the time the electoral register is posted to the polling day, any elector moves to another place and cannot vote at the place where his/her name has already been recorded to the electoral register, he/she shall be entitled to ask for a certificate from the People’s Committee of the concerned commune in order for he/she to have his/her name recorded to the electoral register and vote National Assembly deputies and People's Council deputies of the province the new place. When issuing the certificate, the People’s Committee must immediately write down in the electoral register next to the name of such elector "Vote elsewhere."
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực