Chương I Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 85/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 28/07/2015 | Số công báo: | Từ số 869 đến số 870 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
1. Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu
Luật bầu cử 2015 quy định việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội: Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, UBTVQH dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội, số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, địa phương được giới thiệu ứng cử để bảo đảm tỷ lệ các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia theo Luật bầu cử quốc hội: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử; Chỉ đạo công tác tuyên truyền và vận động, bảo vệ an ninh, trật tự bầu cử; Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, …
3. Danh sách cử tri theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội
Nguyên tắc lập danh sách cử tri theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội 2015:
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử 2015.
- Cử tri là người tạm trú chưa đủ 12 tháng, là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ.
4. Ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
- Theo Luật bầu cử quốc hội và HĐND, những trường hợp sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:
+ Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người đang bị khởi tố bị can.
+ Người đang hoặc đã chấp hành bản án, quyết định hình sự chưa được xóa án tích.
+ Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội
Căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương tiến hành lựa chọn, giới thiệu người đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau: Ban lãnh đạo dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác, tổ chức hội nghị để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
5. Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu
Nguyên tắc bỏ phiếu theo Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
- Cử tri phải tự mình đi bầu cử, trừ trường hợp:
+ Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu;
+ Cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được, người đang bị tạm giam, bị tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến để cử tri thực hiện việc bầu cử.
- Luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem.
Luật bầu cử còn quy định tuyên truyền, vận động bầu cử; kết quả bầu cử đại biểu; bầu cử bổ sung đại biểu có hiệu lực từ ngày 01/09/2015.
Văn bản tiếng việt
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.
1. Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.
4. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
6. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tương ứng; các Ban bầu cử, Tổ bầu cử thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
7. Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
8. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
The election of deputies to the National Assembly and People’s Councils shall be conducted in the principles of universal suffrage, equality, direct voting and secret ballot.
Article 2. Voting age and age of candidacy
From the date on which the polling day is announced, every 18-year-old or older citizen of the Socialist Republic of Vietnam is entitled to vote in the election and every 21-year-old or older citizen is entitled to stand for the election to the National Assembly and the People’s Councils as prescribed in this Law.
Article 3. Standards applicable to candidates
1. Candidates for the National Assembly deputies are required to achieve standards applicable to the National Assembly deputies as prescribed in Law on organization of the National Assembly.
2. Candidates for the People’s Council deputies are required to achieve standards applicable to the People’s Council deputies as prescribed in Law on organization of local governments.
Article 4. Responsibilities of agencies and organizations for holding the election
1. The National Assembly shall decide the national polling day for election of deputies to the National Assembly, election of deputies to the People’s Councils; decide the by-election of deputies to the National Assembly during a term; decide and establish the National Election Commission.
2. The National Election Commission shall hold election of deputies to the National Assembly; direct and give instructions in election of deputies to the People’s Councils.
3. The Standing committee of the National Assembly shall make proposal for numbers of National Assembly deputies; determine proportion and composition of nominated National Assembly candidates; give instructions in proportion, composition and number of nominated candidates for the People’s Council deputies; supervise the election of deputies to National Assembly and the People’s Councils, and ensure that the election is conducted in the principles of democracy, legality, safety and economy.
4. The Government shall direct Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees to hold the election as prescribed in regulations of law; carry out measures for funding assurance, provide guidance on management and use of election funding, ensure the communications, propagation, security, safety and other conditions serving the election.
5. Vietnamese Fatherland Front shall organize consultations to select and nominate candidates for the National Assembly and the People’s Councils; and supervise the election of deputies to the National Assembly and the People’s Councils.
6. Election Commissions of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) shall hold elections of deputies to the National Assembly in local governments; Election Commissions of central-affiliated cities and provinces, Election Commissions of suburban districts, districts, district-level towns, provincial-affiliated cities, cities affiliated to central-affiliated cities (hereinafter referred to as districts), Election Commissions of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communes) shall hold elections of deputies to the People’s Councils of provinces, districts and communes; Election Boards, Election Teams shall hold elections of deputies to the National Assembly and the People’s Councils as prescribed in this Law.
7. Standing boards of People’s Councils shall make proposal for proportion, composition and number of the People’s Council deputies at the same administrative level; Standing boards of People’s Councils and People’s Committees shall, within their competence, supervise, inspect and hold the elections as prescribed in this Law and relevant legislative documents.
8. Regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, people's armed units, public service providers and business organizations shall facilitate the organizations in charge of election (hereinafter referred to as electoral organizations) within their tasks and powers.
The polling day must be a Sunday and be announced within 115 days before the polling day.
Election funding for election of deputies to the National Assembly and People’s Councils shall be ensured by government budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực