Chương 7 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997: Kết quả bầu cử
Số hiệu: | 56/1997/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 15/04/1997 | Ngày hiệu lực: | 17/04/1997 |
Ngày công báo: | 31/05/1997 | Số công báo: | số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được uỷ nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu sau đây là phiếu không hợp lệ:
1. Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.
Trong trường hợp có phiếu nghi là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ giải quyết.
Tổ bầu cử không được gạch xoá hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi cách giải quyết vào biên bản.
Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ vào biên bản giải quyết khiếu nại và chuyển đến Ban bầu cử.
Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu.
Biên bản phải ghi rõ:
- Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Những khiếu nại nhận được, những khiếu nại đã giải quyết và cách giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Ban bầu cử.
Biên bản được lập thành 4 bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban bầu cử và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, ban thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn chậm nhất là ba ngày sau ngày bầu cử.
Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
Biên bản phải ghi rõ:
- Số đại biểu Quốc hội được ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Số người ứng cử;
- Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do các Tổ bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại do Ban bầu cử giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cư.
Biên bản được thành lập thành năm bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Thư ký. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là năm ngày sau ngày bầu cử.
Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn là người trúng cử. Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử chưa đủ số đại biểu được bầu do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó.
Trong trường hợp bầu cử thêm thì ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là hai mươi ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử thêm cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử. Người trúng cử là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.
Ở mỗi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri thì Ban bầu cử ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó.
Trong trường hợp bầu cử lại ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử lại cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
Hội đồng bầu cử tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu danh sách những người đã ứng cử lần đầu.
Việc bầu cử thêm hoặc bầu cử lại vẫn căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên và được tiến hành theo các quy định của Luật này.
Sau khi nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử và giải quyết những khiếu nại (nếu có), Uỷ ban bầu cử lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở địa phương.
Biên bản phải ghi rõ
- Số lượng đơn vị bầu cử;
- Số người ứng cử;
- Tổng số cử tri của địa phương;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do Tổ bầu cử, Ban bầu cử đã giải quyết;
- Những khiếu nại do Uỷ ban bầu cử đã giải quyết;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết;
- Những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị chuyển lên Hội đồng bầu cử.
Biên bản được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Uỷ ban bầu cử. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là bảy ngày sau ngày bầu cử.
Sau khi nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử và giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có), Hội đồng bầu cử lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước.
Biên bản phải ghi rõ:
- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu;
- Tổng số người ứng cử;
- Tổng số cử tri;
- Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại, tố cáo do Hội đồng bầu cử giải quyết;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
Biên bản được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử. Biên bản được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một bản trình Quốc hội khoá mới và một bản lưu trữ.
Hội đồng bầu cử căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
1. Mọi khiếu nại về kết quả bầu cử phải được gửi đến Hội đồng bầu cử chậm nhất là mười ngày kể từ ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử.
2. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.
Article 64.- The counting of votes must be conducted in the polling station immediately after the voting is over.
Before opening the ballot box, the Election Team must count, write a report on and seal the unused ballots and have to invite two voters who are not candidates to witness the vote count.
The candidates, the representatives of the agencies, organizations and units that nominate the candidates and/or the authorized persons shall have the right to witness the vote count and make complaints about it. Reporters of the press shall be allowed to witness the vote count.
Article 65.- The following votes shall be invalid:
1. Votes made on ballots which are not in the prescribed form distributed by the Election Team;
2. Votes made on ballots which do not bear the seal of the Election Team;
3. Votes which elect more candidates than the designated number of deputies to be elected in the constituency;
4. Votes which cross out all the names of candidates;
5. Votes which elect persons outside the list of candidates.
Article 66.- If a vote is in doubt about its validity, the head of the Election team shall show it so that the whole Team can settle.
The Election Team is not allowed to cross out or amend the names on the votes.
Article 67.- On-the-spot complaints about the vote count shall be received and settled by the Election Team which shall state the ways of settlement in its report.
If the Election Team fails to settle a complaint, it shall clearly state its opinion in the report on the complaint settlement and refer it to the Election Board.
Article 68.- After counting the votes, the Election Team must make a report on the vote counting result.
The report must clearly state:
- The total number of voters of the electorate;
- The number of voters who have cast their votes;
- The percentage of voters who have cast their votes against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The complaints received, the complaints already settled and ways of settlement, complaints referred to the Election Board.
The report shall be made in four copies, each affixed with the signatures of the Head and the Secretary of the Election Team and two voters who have been invited to witness the vote count. Not later than three days after the election day the report shall be sent to the Election Board and the Chairman of the People’s Council, the People’s Committee, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the commune, ward or township.
Section 2. ELECTION RESULT AT THE CONSTITUENCY
Article 69.- After receiving the reports on the results of the vote counts from the Election Teams, the Election Board shall check these reports and draw up a report confirming the election result in its constituency.
The report shall clearly state:
- The number of National Assembly deputies determined for each constituency;
- The number of candidates;
- The total number of voters in the constituency;
- The number of voters who cast their votes;
- The percentage of voters who cast their ballots against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The list of elected candidates;
- The complaints settled by the Election Teams, complaints settled by the Election Board; and complaints referred to the Election Committee and the Election Council.
The report shall be made in five copies, each affixed with the signatures of the Head, Deputy Heads and the Secretary of the Board. Not later than five days after the election day, it shall be sent to the Election Council, the Election Committee, the Standing Board of the People�s Council, the People�s Committee and the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
Article 70.- Among the candidates to be elected in the constituency, those who poll more than half of the valid votes and more votes than others shall be elected. In cases where there are more than one candidate polling the same number of votes, the eldest shall be elected.
Section 3. ADDITIONAL ELECTION, RE-ELECTION
Article 71.- If, In the first election, the number of elected candidates is less than that designated by the Standing Committee of the National Assembly for the constituency, the Election Board of which must clearly state it in a report and promptly report it to the Election Committee which shall request the Election Council to consider and decide on an additional election in such constituency.
In case of an additional election, the election day shall be not later than twenty days after the first election. In the additional election, voters shall only choose from the candidates on the list of candidates who failed in the first election. The elected candidates shall be those who poll more than half of the valid votes and more votes than others. If even after the additional election but the number of elected candidates is still below than the designated number, there shall not be the second additional election.
Article 72.- If, in a constituency, the number of poll-goers is not more than half of the number of voters registered in the voters’ list, the Election Board shall clearly state it in a report and immediately report it to the Election Committee which shall request the Election Council to consider and decide a re-election in such constituency.
In case of a re-election, the election day shall be not later than fifteen days after the first election. In the re-election, voters shall choose from the candidates on the list of the first election candidates. If, in the re-election. the number of poll-goers is still not more than half of the number of voters registered in the list, no re-election shall be held for the second time.
Article 73.- The Election Council shall disregard by itself or at the proposal of the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front or the Election Committee the election result in a constituency where there have been violations of law and decide the re-election day in such constituency. In the re-election voters shall only choose from those on the list of the first election candidates.
Article 74.- An additional election or re-election shall be based on the list of voters drawn up in the first election and conducted in accordance with the provisions of this Law.
Section 4. SUMMING UP OF THE ELECTION
Article 75.- After receiving and checking the reports of the Election Boards on the election returns and the settlement of complaints (if any), the Election Committee shall make a report ascertaining the election returns in the locality.
The report must clearly state:
- The number of constituencies;
- The number of candidates;
- The total number of voters in the locality;
- The number of voters who have cast their votes;
- The percentage of voters who have cast their ballots against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The list of elected candidates;
- The complaints already settled by the Election Teams and Election Boards;
- The complaints already settled by the Election Committee;
- The important incidents and solutions thereto;
- The complaints, denunciations and petitions referred to the Election Council.
The report shall be made in five copies, each affixed with the signatures of the Chairman and the Secretary of the Election Committee.. Not later than seven days after the election day the report shall be sent to the Election Council, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
Article 76.- After receiving and checking the Election Boards’ and the Election Committees’ reports ascertaining the election results and the settlement of complaints and denunciations (if any), the Election Council shall make a sum-up report on the nation-wide election.
The report must clearly state:
- The total number of the elected National Assembly deputies;
- The total number of candidates;
- The total number of voters;
- The total number of voters who have cast their votes;
- The percentage of voters who have cast their ballots against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The list of elected candidates;
- The complaints and denunciations settled by the Election Council;
- The important incidents and solutions thereto;
The report shall be made in five copies, each affixed with the signatures of the Chairman and the General Secretary of the Election Council.. Each copy of the report shall be sent to the Standing Committee of the National Assembly, the Government, and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; one copy shall be submitted to the National Assembly new legislature and another used for filing.
Article 77.- the Election Council shall, on the basis of the sum-up report on the nation-wide election, make public the election returns and the list of the elected deputies of the National Assembly.
Section 5. SETTLEMENT OF COMPLAINTS ABOUT THE ELECTION RETURNS
1. All complaints about the election returns must be sent to the Election Council within ten days from the date the Election Council announces the election result.
2. The Election Council shall have to consider and settle the complaints about the election result within thirty days from the date of receiving them.
The Election Council’s decision on the settlement of the complaints shall be the final.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực