Chương 5 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997: Ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu quốc hội
Số hiệu: | 56/1997/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 15/04/1997 | Ngày hiệu lực: | 17/04/1997 |
Ngày công báo: | 31/05/1997 | Số công báo: | số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử.
Hồ sơ ứng cử gồm:
a) Đơn xin ứng cử;
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vi nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
c) Tiểu sử tóm tắt và ba ảnh mầu cỡ 4x6.
2- Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu ứng cử thì nộp hồ sở tại Hội đồng bầu cử.
Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban bầu cử nơi mình ứng cử.
3- Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt của những người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lương vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Uỷ ban bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt của những người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử và tiểu sử tóm tắt của những người tự ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đưa vào danh sách hiệp thương.
Những người sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1- Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
2- Người đang bị khởi tố về hình sự;
3- Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;
5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất trí thì Hội đồng bầu cử xoá tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là bảy mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến lần thứ nhất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Hội đồng bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời dự Hội nghị này.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chậm nhất là bảy mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần gồm Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận và đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến lần thứ nhất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được mới dự Hội nghị này.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử.
Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất quy định tại các điều 30 và 31 của Luật này, chậm nhất là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được tiến hành như sau:
1- Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
2- Ở cơ quan nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
3- Ở đơn vị vũ trang nhân dân thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức Hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
Hội nghị cử tri nói tại điều này được tiến hành theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được tiến hành như sau:
1- Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
2- Ở cơ quan Nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
3- Ở đơn vị lực lượng vũ trang thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
Hội nghị cử tri nói tại Điều này được tiến hành theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản Hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị Ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi tên người được giới thiệu vào danh sách hiệp thương.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản Hội nghị cử trị nơi công tác và biên bản hội nghị Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ghi tên người được giới thiệu và danh sách hiệp thương.
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là năm mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 30 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chậm nhất là năm mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 31 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó làm việc (nếu có).
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử và Uỷ ban bầu cử.
1- Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức theo đơn vị thôn, xóm, tổ dân phố, buôn, bản, ấp nơi cư trú thường xuyên của người ứng cử do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời tham dự Hội nghị này.
2- Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội do Ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì; Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước do Ban lãnh đạo phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì; Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là Hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự Hội nghị này.
3- Tại các hội nghị quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của Hội nghị.
Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu được gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu và những người tự ứng cử được gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4- Việc tổ chức Hội nghị cử tri quy định Điều này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn.
Trách nhiệm xác minh và trả lợi các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử được quy định như sau:
1- Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.
2- Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3- Đối với người tự ứng cử thì Uỷ ban bầu cử phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4- Chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.
Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ hai quy định tại các Điều 37 và 38 của Luật này, chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ ba cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 30 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ ba và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến và kết quả của Hội nghị.
Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 31 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ ba và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến và kết quả của Hội nghị.
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đến Uỷ ban bầu cử biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Căn cứ vào danh sách chính thức những người ứng cử được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử gửi tới các Uỷ ban bầu cử hữu quan danh sách những người được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.
Hội đồng bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử gửi đến chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử.
Trong danh sách những người ứng cử phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi làm việc của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...
Số người trong danh sách ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó.
Người ứng cử chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử ở một đơn vị bầu cử.
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban bầu cử phải niêm yết danh sách người ứng cử ở địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử.
Người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử thì người ứng cử phải được rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó kể từ ngày được ghi tên vào danh sách chính thức những người ứng cử.
1. Kể từ ngày công bố danh sách những người ứng cử, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử với Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử. Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo thẩm quyền.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử thì có quyền khiếu nại với Hội đồng bầu cử. Quyết định của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.
2. Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử ngưng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử.
Người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội có quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và các phương tiện thông tin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức để những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử.
Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
CANDIDACY AND CONSULTATION, NOMINATING CANDIDATES FOR THE NATIONAL ASSEMBLY ELECTION
Section 1. CANDIDACY AND CANDIDACY DOSSIERS
Article 28.- Citizens who stand for the National Assembly election (nominated and independent candidates) in accordance with the provisions of this Law must submit their candidacy dossiers not later than sixty days before the election day.
The candidacy dossier includes:
a/ An application for candidacy;
b/ A curriculum vitae certified by the agency, organization or unit where the he/she is working or by the People’s Committee of the ward, commune or township where he/she is residing;
c/ A summarized biography and three color photos in 4 cm x 6 cm size.
2. The candidates nominated by the political, socio-political or social organizations or the People’s Armed forces units or State agencies at the central level shall submit their dossiers to the Election Council.
The candidates nominated by the political, socio-political or social organizations, or the People’s Armed force units or State agencies at the local level and the independent candidates shall submit their dossiers to the Election Committee of the place where they stand for the election.
3. After receiving and considering the candidates’ dossiers, and seeing that they conform to the provisions of this Law, the Election Council shall transfer the summarized biographies of those nominated by the political, socio-political, social organizations, the People’s Armed Forces units and the State agencies at the central level to the Standing Board of the Vietnam Fatherland Front Central Committee; the Election Committees shall transfer the summarized biographies of those nominated by the political, socio-political, social organizations, the People’s Armed Forces and the State agencies at the local level and the summarized biographies of the independent candidates to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government to include them into the list for consultation.
Article 29.- The following persons shall not be entitled to stand for the National Assembly election:
1. The persons in the cases defined in Clause 1 Article 23 of this Law;
2. The persons who are being prosecuted for penal liability;
3. The persons who are serving penal sentences or decisions of the Court;
4. The persons who already served penal sentences or decisions of the Court but their convictions have not yet been wiped off;
5. The persons who are serving administrative sanctions through forced education at the commune, ward or township, at the educational establishments and medical treatment establishments or who are put on administrative probation.
If persons who have registered their names in the list of National Assembly candidates are, by the time the election starts, being prosecuted for penal liability, arrested in the acts of committing crimes or insane, the Election Council shall cross out their names from the lists of candidates for the National Assembly election.
Section 2. CONSULTATION AND NOMINATING CANDIDATES FOR NATIONAL ASSEMBLY ELECTION
Article 30.- Not later than seventy five days before the election day the first consultative conference at the central level shall be organized by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front with the participation of the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and representatives of the leading bodies of the member organizations of the Front.
The consultative conference shall agree on the proportions, composition and number of the people from the agencies, organizations and units at the central level to be elected as National Assembly deputies on the basis of the first proposition sent by the Standing Committee of the National Assembly, The representatives of the Election Council, the Standing Committee of the National Assembly and the Government shall be invited to attend this conference.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and results of this conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly and the Election Council.
Article 31.- Not later than seventy five days before the election day the first consultative conference of the province or the city directly under the Central Government shall be organized by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such province or city; the participants shall include members of the Standing Board of the Fatherland Front Committee and representatives of the leading bodies of the member organizations of the Front and representatives of the Standing Boards of the Fatherland Front Committees of the rural and urban districts, towns and cities under the province.
The consultative conference shall agree on the proportion, composition and number of the people of the local agencies, organizations and units to be elected as National Assembly deputies on the basis of the first proposition sent by the Standing Committee of the National Assembly, The representatives of the Election Committee, the Standing Board of the People’s Council and the People’s Committee shall be invited to attend this conference.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and results of this conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly, the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Election Committee.
Article 32.- On the basis of the first consultation results as prescribed in Articles 30 and 31 of this Law, not later than seventy days before the election day, the Standing Committee of the National Assembly shall make the second proposition on the proportion, composition and number of the people of the central and local agencies, organizations and units to be elected as National Assembly deputies.
Article 33.- On the basis of the second proposition by the Standing Committee of the National Assembly and the requisite qualifications of National Assembly deputies, the central and local agencies, organizations and units shall be assigned the number of their people to be nominated as candidates for the National Assembly election.
Article 34.- The nomination of candidates for the National Assembly election by the central agencies, organizations and units shall be conducted as follows:
1. The leading body of a political organization, socio-political or social organization shall propose its people to be candidates for the National Assembly election, gather comments from a conference of voters held in the working place(s) of such people. On the basis of these comments, the leading body of the organization shall organize a meeting of the expanded Executive Board or the expanded Presidium to discuss and nominate the people to stand for the National Assembly election;
2. The leading board of a State agency shall, in coordination with the Executive Committee of the agency’s Trade Union, propose its people to be National Assembly candidate(s), gather comments from a conference of voters held in the working place(s) of such people. On the basis of these comments, the leading board of the agency shall organize a conference with the participation of the leading officials of the agency, the Executive Committee of the Trade Union, representatives of the leading officials of the attached units to discuss and nominate the agency’s candidate(s) for the National Assembly election;
3. For a unit of the People’s Armed Forces, its command shall propose person(s) from the unit to be candidate(s) for the National Assembly election, gather comments from a conference of voters held in the working place of such person(s). On the basis of these comments, the command of the unit shall organize a conference with the participation of the leaders or commanders of the unit, the representative of the Executive Committee of the Trade Union (if any), the representatives of the soldiers of the immediate-lower commanding officers to discuss and nominate the person(s) of the unit to stand for the National Assembly election.
The conference of voters mentioned in this Article shall be conducted in accordance with the provisions of Article 39 of this Article
Article 35.- The nomination of the National Assembly candidates by the local agencies, organizations and units shall be conducted as follows:
1. The leading board of the political organization, socio-political or social organization shall propose its member(s) to be National Assembly candidate(s), gather comments from a conference of voters held in the place where such person(s) work. On the basis of these comments, the leading board of the organization shall organize a meeting of the expanded Executive Board to discuss and nominate the organization�s candidate(s) for the National Assembly election.
2. The leading board of a State agency shall, in coordination with the Executive Committee of the agency’s Trade Union, propose its people to be National Assembly candidate(s), to gather comments from a conference of voters held in the place where such people work. On the basis of these comments, the leading board of the agency shall organize a conference with the participation of the leading officials of the agency, the Executive Committee of the Trade Union, representatives of leading bodies of the attached units to discuss and nominate the agency’s candidate(s) for the National Assembly election;
3. For a unit of the People’s Armed Force, its command shall propose person(s) from the unit to be National Assembly candidate(s), gather comments from a conference of voters held in the place where such person(s) work. On the basis of these comments, the command of the unit shall organize a conference with the participation of the leaders or commanders of the unit, representatives of the Executive Committee of the Trade Union (if any), of the soldiers and commanders of the immediate lower units to discuss and nominate the person(s) of the unit to run for the National Assembly election.
The conference of voters mentioned in this Article shall be conducted in accordance with the provisions of Article 39 of this Law
Article 36.- The central agencies, organizations and units that nominate candidates for the National Assembly election shall send the minutes of the conferences of voters in the working place of such candidates and the minutes of the conferences of the leading boards of the agencies, organizations and units with the comments on the nominated persons to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front. The Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front shall register their names in the lists for consultation.
The local agencies, organizations and units that nominate candidates for the National Assembly election shall send the minutes of the conferences of voters in the working place of such candidates and the minutes of the conferences of the leading boards of the agencies, organizations and units with the comments on the nominated persons to the Standing Board of the Fatherland Front Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government. The Standing Board of the Fatherland Front Committees shall register their names in the lists for consultation.
Article 37.- Not later than fifty five days before the election day, the second consultative conference at the central level shall be organized by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; the participating composition of the conference shall comply with the provisions of Article 30 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications of the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the central agencies, organizations and units as proposed the second time by the Standing Committee of the National Assembly, draw up a preliminary list of candidates for the National Assembly election and distribute it to the voters in the places of residence of the candidates for their comments.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and result of the conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly and the Election Council.
Article 38.- Not later than fifty five days before the election day, the second consultative conference in the province or city directly under the Central Government shall be organized by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such province or city; the composition of the Conference shall comply with the provisions of Article 31 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications of the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the local agencies, organizations and units as proposed the second time by the Standing Committee of the National Assembly, draw up a preliminary list of candidates for the National Assembly election and distribute it to the voters in the places of residence of the candidates for their comments; for independent candidates (if any) comments shall be also collected from voters in their working place(s).
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and results of the conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly, the Election Council and the Election Committee.
1. The conference of voters in a commune, ward or township organized in each rural village or hamlet, urban street group, mountainous hamlet, where the candidate(s) permanently resides, shall be convened and chaired jointly by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such village, ward or township and the People’s Committee of the same level.
The National Assembly candidates, representatives of their agencies, organizations and units shall be invited to attend this conference.
2. The conference of voters in a political, socio-political or social organization shall be convened and chaired by its leading board; the conference of voters in a State agency shall be convened and chaired jointly by the leading board and the Executive Committee of the Trade Union of the agency; The conference of voters in a People’s Armed Force unit is the conference of the military personnel convened and chaired by the command of the unit.
The National Assembly candidates shall be invited to attend this conference.
3. At the conferences defined in Clauses 1 and 2 of this Article, the voters shall make their comments on the basis of the requisite qualifications for National Assembly deputies and make a vote of confidence for the candidates by either a show of hands or secret ballots under the decision of the Conference.
The minutes of the conference of voters to collect comments on the persons nominated by central agencies, organizations and units shall be sent to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front. The minutes of the conference of voters to collect comments on the persons nominated by local agencies, organizations, and units and on the independent candidates shall be sent to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or city directly under the Central Government.
4. The organization of the conferences of voters defined in this Article shall be jointly guided by the Standing Committee of the National Assembly and the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.
Article 40.- The responsibility for verifying and answering the voters’ questions relating to the candidates is prescribed as follows:
1. For the questions relating to the candidate’s working place, the agency, organization or unit directly managing the candidate shall be responsible for verifying and making a written reply to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam fatherland Front, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
If the candidate is the head of the agency, organization or unit, the immediate higher agency shall be responsible for verifying and making a reply. If the agency, organization or unit does not have an immediate higher managing agency, the agency competent to decide the establishment of such agency, organization or unit shall be responsible for verifying and making a reply.
2. For the questions relating to the candidate’s living quarters, the agency, organization or unit nominating the candidate shall, in coordination with the People’s Committee of the commune, ward or township, verify and make a written reply to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
3. For an independent candidate, the Election Committee shall, in coordination with the agency, organization or unit directly managing such candidate or the People�s Committee of the commune, ward or township where he/she resides, verify and make a written reply to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
4. Not later than forty days before the election day, the verification and reply to the voters� questions relating to the candidates prescribed in this Article must be completed.
Article 41.- On the basis of the results of the second consultative as prescribed in Articles 37 and 38 of this Law, not later than forty days before the election day, the Standing Committee of the National Assembly shall make the third proposition on the proportion, composition and number of the persons of the central and local agencies, organizations and units to be elected as National Assembly deputies.
Article 42.- Not later than thirty five days before the election day the third consultative conference at the central level shall be organized by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; the participating composition of the conference is prescribed in Article 30 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications of the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the central agencies, organizations and units as proposed the third time by the Standing Committee of the National Assembly and the voters’ comments to select and draw up the official list of the National Assembly candidates.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and result of the conference.
Article 43.- Not later than thirty five days before the election day the third consultative conference in a province or city directly under the Central Government shall be organized by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such province or city; the participating composition of the conference shall comply with Article 31 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications for the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the local agencies, organizations and units as proposed the third time by the Standing Committee of the National Assembly and the voters’ comments, select and draw up the official list of the National Assembly candidates.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and result of the Conference.
Article 44.- Not later than thirty days before the election day, the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front shall send to the Election Council the report of the third consultative conference and the official list of National Assembly candidates nominated by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.
Article 45.- Not later than thirty days before the election day, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of a province or city directly under the Central Government shall send to the Election Committee the report of the third consultative conference and the official list of National Assembly candidates nominated by the Fatherland Front Committee of such province or city.
Article 46.- On the basis of the official list of candidates nominated by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Election Council shall send to each Election Committee a list of candidates in the locality.
Not later than twenty five days before the election day, the Election Council shall draw up and announce the list of candidates for each of the constituencies in the whole country according to the official list from the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Election Committee.
The list of candidates must clearly state their full names, birth dates, native places, places of residence, race, religion, educational level, expertise, profession, working position and places. The candidates’ names shall be arranged in the alphabetical order.
The number of candidates in the list for each constituency must be greater than the number of deputies to be elected therein.
Each candidate shall only have his/her name included in the list of candidates of one constituency.
Article 47.- Not later than twenty days before the election day, the Election Committee must post the list of candidates in the locality by decision of the Election Council.
Article 48.- A candidate must not be a member of the Election Board or Election Team in the agency, organization or unit that nominates him/her. If he/she is already selected as a member of the Election Board or Election Team in the agency, organization or unit that nominates him/her, the candidate must, from the date his/her name is registered in the official list of candidates, withdraw his/her name from the list of the persons of such election unit.
1. From the date when the list of candidates is made public, citizens shall have the right to lodge complaints and denunciations about the candidates, complaints and petitions about errors in the listings of candidates with the Election Board, the Election Committee or the Election Council. The Election Board, the Election Committee or the Election Council shall write down and settle according to its competence such complaints, denunciations and petitions.
If the complainant, denouncer or petitioner disagrees with the settlement by the Election Board or the Election Committee, he/she shall be entitled to lodge a complaint to the Election Council. The decision of the Election Council shall be the final.
2. Within ten days before the election day, the Election Council, the Election Committees and the Election Boards shall stop considering and settling all complaints, denunciations and petitions relating to the candidates and the listings of candidates.
Section 4. ELECTION PROPAGANDA AND CAMPAIGNING
Article 50.- The Election Council shall direct the information and propaganda work and the campaigning for the election on the national scale; the Election Committees shall direct the implementation of the information and propaganda work as well as the campaigning for election in the localities.
Article 51.- State agencies, political, socio-political and social organizations, People�s Armed Force units and information and press agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to propagate for the election.
Article 52.- The persons on the list of candidates for the National Assembly election shall be entitled to electioneer through their meetings and contacts with the voters and the mass media so as to brief the voters on their plan for discharging the tasks of a National Assembly deputy once they are elected.
The Vietnam Fatherland Front shall arrange the candidates’ meetings and contacts with the voters for electioneering.
Article 53.- The electioneering shall be conducted in a democratic and equitable manner, in accordance with law while it must ensure social order and safety.