Chương 3 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997: Các tổ chức phụ trách bầu cử
Số hiệu: | 56/1997/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 15/04/1997 | Ngày hiệu lực: | 17/04/1997 |
Ngày công báo: | 31/05/1997 | Số công báo: | số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội gồm có:
- Hội đồng bầu cử ở Trung ương;
- Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;
- Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.
Chậm nhất là chín mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử từ mười lăm đến hai mươi một người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên là đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Hội đồng bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội;
2- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử;
3- Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử;
4- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
5- Nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban bầu cử gửi đến;
6- Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội;
7- Lập và công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước;
8- Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do Uỷ ban bầu cử hoặc Ban bầu cử chuyển đến; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; xét và giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử;
9- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử do Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử gửi đến; làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước;
10- Xét và quyết định việc bầu cử lại, bầu cử thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
11- Công bố kết quả bầu cử trong cả nước;
12- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
13- Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội khoá mới biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử.
Chậm nhất là tám mươi ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập Uỷ ban bầu cử từ bảy đến mười một người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Uỷ ban bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử ở các đơn vị bầu cử; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành những quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử, Tổ bầu cử;
2- Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử ở địa phương;
3- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử ở địa phương;
4- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi danh sách trích ngang và tiểu sử tóm tắt của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
5- In tài liệu bầu cử; in thẻ cử tri và phiếu bầu cử theo mẫu của Hội đồng bầu cử;
6- Lập danh sách những người ứng cử theo đơn vị bầu cử và báo cáo Hội đồng bầu cử;
7- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
8- Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Ban bầu cử, Tổ bầu cử; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử;
9- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở địa phương;
10- Thông báo kết quả bầu cử ở địa phương;
11- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của Hội đồng bầu cử;
12- Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đến Hội đồng bầu cử;
13- Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm theo quyết định của Hội đồng bầu cử.
Chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một Ban bầu cử từ chín đến mười lăm người, gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Ban bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu cử;
2- Kiểm tra, đơn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;
3- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
4- Phân phối thẻ cử tri, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là năm ngày trước ngày bầu cử;
5- Niêm yết danh sách những người ứng cử trong đơn vị bầu cử;
6- Kiểm tra công việc bầu cử tại các phòng bỏ phiếu;
7- Nhận và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu do các Tổ bầu cử gửi đến; làm biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử để gửi đến Hội đồng bẩu cử, Uỷ ban bầu cử và thông báo kết quả đó;
8- Nhận và chuyển đến Uỷ ban bầu cử khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của các Tổ bầu cử;
9- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của Hội đồng bầu cử và Uỷ ban bầu cử;
10- Giao hồ sơ, tài liệu về bầu cử cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
11- Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm.
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử từ năm đến mười một người, gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu của mình một Tổ bầu cử từ năm đến chín người, gồm Tổ trường, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử từ năm đến mười một người, gồm đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, đại diện Chỉ huy đơn vị, đại diện quân nhân và đại diện cử tri ở địa phương.
Tổ bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tổ chức việc bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
2- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
3- Phát thẻ cử tri cho cử tri chậm nhất là hai ngày trước ngày bầu cử, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này; phát phiếu bầu cử cho cử tri có đóng dấu của Tổ bầu cử;
4- Bảo đảm trật tự trong phòng bỏ phiếu;
5- Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử;
6- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
7- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
8- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm.
Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ứng cử.
Các tổ chức phụ trách bầu cử làm việc theo chế độ tập thể; các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa số thành viên biểu quyết tán thành.
Các tổ chức phụ trách bầu cử có thể trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giúp việc theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng bầu cử, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử hoặc của Trưởng ban bầu cử.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
ORGANIZATIONS IN CHARGE OF THE ELECTION
Article 13.- The organizations in charge of the election of National Assembly deputies include:
- The Election Council at the central level;
- The Election Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government;
- The Election Boards of the constituencies;
- The Election Teams of the electorates.
Article 14.- Not later than ninety days before the election day, the National Assembly shall set up the Election Council composed of from fifteen to twenty one persons, including a Chairman, Vice-Chairmen, a General Secretary and other persons who are representatives of the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, and a number of concerned agencies and organizations.
The Election Council shall have the following tasks and powers:
1. To direct the organization of the election in the whole country; supervise and urge the implementation of the provisions of legislation on the election of the National Assembly deputies;
2. To direct the election information, propaganda and electioneering work;
3. To direct the work of maintaining security, social order and safety during the election;
4. To receive and consider the files of the National Assembly candidates nominated by the political, socio-political and social organizations, the People’s Armed Forces and the State agencies at the central level; forward the summarized biographies of the candidates to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front;
5. To receive the files and the list of the candidates for the National Assembly election from the Election Committees;
6. To define the forms of the voters’ cards and the ballots for the election of the National Assembly deputies;
7. To draw up and make public lists of the National Assembly candidates for all constituencies throughout the country;
8. To consider and settle complaints and denunciations about the work of the Election Committees, Election Boards and Election Teams; consider and settle complaints and denunciations about the election, submitted by the Election Committees or the Election Boards; consider and settle complaints and denunciations about the candidates; consider and settle complaints about the election returns;
9. To receive and check the reports on the election returns, submitted by the Election Committees and Election Boards; make a sum-up report on the national election;
10. To consider and decide re-election or additional election or disregard the election returns at the constituencies;
11. To make public the election returns in the whole country;
12. To issue certificates to the elected candidates;
13. To submit to the Standing Committee of the National Assembly and the new National Assembly the report summing up the national election result, records and documents relating to the election.
Article 15.- Not later than eighty days before the election day, the Standing Board of the People’s Council of each province or city directly under the Central Government shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up an Election Committee composed of from seven to eleven persons including a Chairman, Vice-Chairmen, a Secretary and other persons who are representatives of the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the Fatherland Front Committee of the same level and a number of concerned agencies and organizations.
The Election Committee shall have the following tasks and powers:
1. To direct the preparation and organization of the election in the constituencies; supervise and urge the implementation of the legislation on the election of National Assembly deputies by the Election Boards and Election Teams;
2. To direct the performance of the election information, propaganda and electioneering work in the locality;
3. To direct the maintenance of security, social order and safety for the election in the locality;
4. To receive and consider the personal records of the National Assembly candidates nominated by the political, socio-political and social organizations, the People�s Armed Forces units and the State agencies in the locality and the personal records of the independent candidates for the National Assembly election; send the list and summarized biographies of the nominated and independent candidates to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or city directly under the Central Government;
5. To print the documents relating to the election, voters� cards and ballots according to the forms defined by the Election Council;
6. To draw up the list of candidates for each constituency and report it to the Election Council;
7. To supervise the drawing up and posting of the voters� list;
8. To consider and settle complaints and denunciations about the work of the Election Boards and Election Teams; consider and settle complaints and denunciations about the election, submitted by the Election Boards and the Election Teams; consider and settle complaints and denunciations about the candidates;
9. To receive and check the reports on the election returns from the Election Boards; make a sum-up report on the election result in the locality;
10. To make public the election returns in the locality;
11. To report on the organization and process of the election according to the regulations of the Election Council;
12. To forward the dossier and reports on the election returns to the Election Council;
13. To organize re-election or additional election if so decided by the Election Council.
Article 16.- Not later than sixty days before the election day, the Standing Board of the People�s Council of each province or city directly under the Central Government shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up in each constituency an Election Board composed of from nine to fifteen persons including a Head, Deputy Heads, a Secretary and other members who are representatives of the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level and a number of concerned agencies and organizations.
The Election Board shall have the following tasks and powers:
1. To supervise and urge the Election Teams in their’ implementation of the provisions of legislation on the election of the National Assembly deputies;
2. To supervise and urge the arrangement of the polling stations;
3. To supervise the drawing up and posting of the voters’ lists;
4. To distribute voters’ cards and ballots to the Election Teams not later than five days before the election day;
5. To post the list of candidates in the constituency;
6. To supervise the electoral work at the polling stations;
7. To receive and check the reports on the vote counting results, submitted by the Election Teams; make a report on the election returns in the constituencies and send it to the Election Council, the Election Committee and make public such results;
8. To receive and send to the Election Committee the complaints and denunciations about the candidates; consider and settle complaints and denunciations about the work of the Election Teams;
9. To report on the organization and process of the election according to the regulations of the Election Council and the Election Committee;
10. To send the dossier and documents on the election to the People’s Committees of the province or the city directly under the Central Government;
11. To hold re-election or additional election.
Article 17.- Not later than thirty days before the election day, the Chairman of the commune, ward or township People’s Council shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up in each electorate an Election Team composed of from five to eleven persons including a Head, a Deputy Head, a Secretary and other members who are representatives of the People’s Council, People’s Committee, the Fatherland Front Committee and voters in the locality.
A People�s Armed Forces unit shall set up in each of its electorates an Election Team composed of from five to nine persons, including a Head, a Deputy Head, a Secretary and other members who are representatives of the unit’s command and soldiers.
In case where a People’s Armed Force unit and the locality share an electorate the Chairman of the commune, ward or township People’s Council shall, after consulting the People’s Committee, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level and the command of the People’s Armed Force unit, decide to set up an Election Team composed of from five to eleven persons who are representatives of the People’s Council, the People’s Committee, the Fatherland Front Committee of the same level together with the representatives of the unit’s command and soldiers and the local constituents.
The Election Team shall have the following tasks and powers:
1. To organize the election in the electorate;
2. To arrange the polling stations and ready the ballot box(es);
3. To distribute the voters’ cards to voters not later than two days before the election day, except for cases specified in Clause 2 Article 23 of this Law; distribute to the voters the ballots sealed by the Election Team;
4. To ensure order at the polling station;
5. To count the votes and make the report on the vote counting results for submission to the Election Board;
6. To hand over the report on the vote count results and all the votes to the commune/ward/township People’s Committee;
7. To report on the organization and process of the election as stipulated by the higher level organizations in charge of the election;
8. To hold re-election or additional election.
Article 18.- The Election Council, Election Committees, Election Boards and Election Teams are not allowed to campaign for candidates.
Article 19.- The organizations in charge of the election shall work collectively; their meetings shall only be held with the participation of at least two thirds of total members; decisions shall be passed when more than half of the members vote for them.
The organizations in charge of the election may summon officials and cadres from State agencies, socio-political and social organizations for their assistance under a decision of the Chairman of the Election Council, the Chairman of the Election Committee or the Head of the Election Board.
Article 20.- State agencies, political, socio-political and social organizations and People�s Armed Forces units shall have to provide all favorable conditions for the organizations in charge of the election to perform their tasks and powers.
Article 21.- The Election Council shall fulfill its tasks after submitting to the new National Assembly the sum-up report on the election result, the records and documents relating to the election. The Election Committees, Election Boards and Election Teams shall finish their tasks after the Election Council announce the election returns in the whole country.