Chương 8 Hiệp định ATIGA: Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ, Các cơ quan khác | Người ký: | Vũ Huy Hoàng, CHAM PRASIDH, MARI ELKA PANGESTU, LIM HNG KIANG, Lim Jock Seng, Nam Viyaketh, U Soe Tha, PEter B.Favila, Muhyiddin Bin Mohammad Yassin, Mingkwan Songsuwan |
Ngày ban hành: | 26/02/2009 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại, Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mục đích của Chương này là:
a. Thuận lợi hoá phát triển thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên trên cơ sở bảo vệ tính mạng và sức khoẻ con người, động thực vật trong từng Quốc gia Thành viên.
b. Đưa ra khung pháp lý và các hướng dẫn về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong các Quốc gia Thành viên, đặc biệt nhằm đạt được những cam kết đã ghi trong Kế hoạch tổng thể thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN.
c. Đẩy mạnh việc hợp tác trong các Quốc gia Thành viên nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, động thực vật; và
d. Tạo điều kiện thực hiện chương này phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn trong Hiệp định Áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, phụ lục 1A Hiệp định WTO và Hiệp định này.
a. Các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và đề xuất sẽ được hiểu giống nhau như trong phụ lục A, đoạn 3 Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
b. Các biện pháp vệ sinh hay vệ sinh dịch tễ sẽ có cùng ý nghĩa như trong phụ lục A, đoạn 1 Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
c. Hiệp định SPS được hiểu là Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ được ghi trong phụ lục 1A Hiệp định WTO.
1. Các điều khoản trong chương này quy định việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ của một Quốc gia Thành viên có thể, trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
2. Các Quốc gia Thành viên khẳng định các quyền và nghĩa vụ của họ và với nhau theo Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS trong việc xây dựng, áp dụng hoặc công nhận bất kỳ biện pháp vệ sinh dịch tễ với mục đích tạo thuận lợi hoá thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên, đồng thời bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, động thực vật trong các Quốc gia Thành viên.
4. Trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các Quốc gia Thành viên đồng ý có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan, hướng dẫn và đề xuất từ các tổ chức quốc tế như Codex International Commission (Codex), Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE), Công ước bảo vệ thực vật thế giới (IPPC) và ASEAN.
5. Các Quốc gia Thành viên nhất trí tại đây rằng các bộ luật, quy định và các thủ tục áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong lãnh thổ của mình sẽ được liệt kê trong phụ lục 9 và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này. Các Quốc gia Thành viên cũng đảm bảo rằng các bộ luật, quy định và thủ tục về vệ sinh dịch tễ như đã liệt kê trong phụ lục 9 có hiệu lực và có thể được các Quốc gia Thành viên khác áp dụng.
6. Bất kỳ sự sửa đổi về luật, các quy định và thủ tục áp dụng vệ sinh dịch tễ của quốc gia phải tuân theo Điều 11 (Thủ tục thông báo).
1. Để thực hiện có hiệu quả chương này, Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh dịch tễ ASEAN (AC-SPS) sẽ được thành lập để tổ chức các cuộc họp uỷ ban này ít nhất một năm một lần giữa các Quốc gia Thành viên.
2. Chức năng của AC-SPS sẽ bao gồm:
a. Tạo điều kiện trao đổi thông tin về các vấn đề như các sự cố vệ sinh dịch tễ trong các Quốc gia Thành viên và cả các nước không phải là thành viên ASEAN, sự thay đổi hay đưa ra các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh dịch tễ của các Quốc gia Thành viên có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
b. Thuận lợi hoá việc hợp tác trong lĩnh vực vệ sinh hay dịch tễ bao gồm năng lực xây dựng, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi chuyên gia, với điều kiện có nguồn tài chính phù hợp và các bộ luật và quy định hiện hành của mỗi Quốc gia Thành viên.
c. Nỗ lực giải quyết các vấn đề vệ sinh dịch tễ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên. AC-SPS có thể thành lập các nhóm đặc trách trên cơ sở khoa học thực thi hoạt động tham vấn nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cụ thể có thể phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ; và
d. Đệ trình các báo cáo định kỳ việc xây dựng và các đề xuất trong quá trình thực hiện Chương này lên Hội đồng AFTA thông qua Hội nghị quan chức cao cấp (SEOM) cho các hoạt động trong tương lai.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập đầu mối liên hệ phục vụ cho việc hợp tác và trao đổi thông tin có hiệu quả. Danh sách các đầu mối liên hệ được ghi trong phụ lục 10 Hiệp định này.
4. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ phải đảm bảo việc cập nhật thông tin trong phụ lục 10.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải nhận thức được giá trị của việc trao đổi thông tin đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như khủng hoảng an ninh lương thực, phong toả, kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh và các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
2. Các Quốc gia Thành viên nên ngay lập tức thông báo tới tất cả các đầu mối liên hệ và ban thư ký ASEAN khi các tình huống sau đây xảy ra:
(a) Trong trường hợp khủng hoảng an ninh lương thực, bùng phát dịch bệnh; và
(b) nhằm loại trừ hoặc hạn chế sự lây lan dịch bệnh tới các Quốc gia Thành viên khác, sự áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ tạm thời là cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của con người, động thực vật tại các Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
3. Quốc gia Thành viên xuất khẩu mặt hàng có dịch bệnh phải nỗ lực cung cấp thông tin cho các quốc gia nhập khẩu mặt hàng đó, nếu quốc gia đó xác định nhân tố đó có sự liên hệ rõ ràng với nguy cơ lây truyền dịch bệnh.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ khởi xướng và đẩy mạnh sự hợp tác trong các lĩnh vực tương đương phù hợp với Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, hướng dẫn và các đề xuất, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
2. Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng các thoả thuận và đề xuất các quyết định tương đương phù hợp với Điều 4 Hiệp định SPS và theo sự hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực có liên quan được ghi nhận trong Codex, OIE, IPPC, ASEAN và Uỷ ban các biện pháp vệ sinh dịch tễ thành lập theo Điều 12 Hiệp định SPS.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ tham gia tư vấn theo yêu cầu nhằm mục đích đạt được những thoả thuận công nhận song phương hay khu vực về những biện pháp vệ sinh dịch tễ tương đương.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ có cơ hội nâng cao sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp và trao đổi thông tin với các Quốc gia Thành viên khác về các vấn đề vệ sinh dịch tễ vì lợi ích của cả hai bên phù hợp với mục đích của chương này và những cam kết được ghi trong tuyên bố trong Kế hoạch tổng thể thực hiện cộng đồng kinh tế ASEAN.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ đẩy mạnh việc hợp tác nhằm kiểm soát và loại bỏ sự bùng phát dịch bệnh và những trường hợp khẩn cấp khác liên quan tới các biện pháp vệ sinh dịch tễ cũng như hỗ trợ các Quốc gia Thành viên khác đạt được các tiêu chí vệ sinh dịch tễ.
3. Trong quá trình thực hiện hoạt động ghi trong đoạn 1 điều này, các Quốc gia Thành viên sẽ phối hợp nhiệm vụ của họ với các hoạt động chung của khu vực hay đa phương, nhằm tránh sự lặp lại không cần thiết và tối đa hoá hiệu quả hoạt động của các Quốc gia Thành viên trong lĩnh vực này.
4. Bất kỳ hai Quốc gia Thành viên nào, trên cơ sở thoả thuận song phương, sẽ hợp tác để thích ứng với các điều kiện khu vực bao gồm khái niệm các khu không có dịch bệnh, các khu được phép hạn chế động vật phù hợp với Hiệp định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, các hướng dẫn và khuyến nghị, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai thành viên đó.
SANITARY AND PHYTOSANITARY MEASURES
The objectives of this Chapter are to:
(a) facilitate trade between and among Member States while protecting human, animal or plant life or health in each Member State;
(b) provide a framework and guidelines on requirements in the application of sanitary and phytosanitary measures among Member States, particularly to achieve commitments set forth in the ASEAN Economic Community Blueprint;
(c) strengthen co-operation among Member States in protecting human, animal or plant life or health; and
(d) facilitate and strengthen implementation of this Chapter in accordance with the principles and disciplines in the Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures contained in Annex 1A to the WTO Agreement and this Agreement.
For the purposes of this Chapter:
(a) international standards, guidelines and recommendations shall have the same meaning as in Annex A of paragraph 3 to the SPS Agreement;
(b) sanitary or phytosanitary measures shall have the same meaning as in Annex A of paragraph 1 to the SPS Agreement; and
(c) SPS Agreement means the Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
ARTICLE 81. GENERAL PROVISIONS AND OBLIGATIONS
1. The provisions of this Chapter apply to all sanitary and phytosanitary measures of a Member State that may, directly or indirectly, affect trade between and among Member States.
2. Member States affirm their rights and obligations with respect to each other under the SPS Agreement.
3. Each Member State commits to apply the principles of the SPS Agreement in the development, application or recognition of any sanitary or phytosanitary measures with the intent to facilitate trade between and among Member States while protecting human, animal or plant life or health in each Member State.
4. In the implementation of their sanitary or phytosanitary measures, Member States agree to be guided, where applicable, by relevant international standards, guidelines and recommendations developed by international organisations such as, the Codex Alimentarius Commission (Codex), the World Organisation for Animal Health (OIE), the International Plant Protection Convention (IPPC) and ASEAN.
5. Member States hereby agree that the laws, regulations, and procedures for application of SPS measures in their respective territories shall be listed in Annex 9, which form an integral part of this Agreement. Member States hereby agree to ensure that their respective national sanitary and phytosanitary laws, regulations and procedures as listed in Annex 9 are readily available and accessible to any interested Member States.
6. Any change to national sanitary and phytosanitary laws, regulations and procedures shall be subject to Article 11.
ARTICLE 82. IMPLEMENTATION AND INSTITUTIONAL ARRANGEMENTS
1. For effective implementation of this Chapter, an ASEAN Committee on Sanitary and Phytosanitary Measures (AC-SPS) shall be established to conduct committee meetings at least once a year among Member States.
2. The functions of the AC-SPS shall be to:
(a) facilitate exchange of information on such matters as occurrences of sanitary or phytosanitary incidents in the Member States and non-Member States, and change or introduction of sanitary and phytosanitary-related regulations and standards of the Member States , which may, directly or indirectly, affect trade between and among Member States;
(b) facilitate co-operation in the area of sanitary or phytosanitary measures including capacity building, technical assistance and exchange of experts, subject to the availability of appropriated funds and the applicable laws and regulations of each Member State;
(c) endeavour to resolve sanitary and phytosanitary matters with a view to facilitate trade between and among Member States. The AC-SPS may establish ad hoc task force to undertake science-based consultations to identify and address specific issues that may arise from the application of sanitary or phytosanitary measures; and
(d) submit regular reports of developments and recommendations in the implementation of this Chapter to the AFTA Council, through SEOM for further action.
3. Each Member State shall establish a contact point for effective communication and co-operation. The list of respective designated contact points appears in Annex 10.
4. Each Member State shall ensure the information in Annex 10 is updated.
ARTICLE 83. NOTIFICATION UNDER EMERGENCY SITUATION
1. Each Member State acknowledges the value of exchanging information, particularly in an emergency situation on food safety crisis, interception, control of pests and/or disease outbreaks and its sanitary or phytosanitary measures.
2. Member States shall immediately notify all contact points and the ASEAN Secretariat should the following situations occur:
(a) in case of food safety crisis, pest or disease outbreaks; and
(b) provisional sanitary or phytosanitary measures against or affecting the exports of the other Member States are considered necessary to protect the human, animal or plant life or health of the importing Member State.
3. The exporting Member State should, to the extent possible, endeavour to provide information to the importing Member State if the exporting Member State identifies that an export consignment which may be associated with a significant sanitary or phytosanitary risk has been exported.
1. Each Member State shall initiate and further strengthen cooperation on equivalence in accordance with the SPS Agreement and relevant international standards, guidelines and recommendations, in order to facilitate trade between and among the Member States.
2. To facilitate trade, Member States may develop equivalence arrangements and recommend equivalence decisions, in particular in accordance with Article 4 of the SPS Agreement and with the guidance provided by the relevant international and regional standard setting bodies namely Codex, OIE, IPPC and ASEAN and by the Committee on Sanitary and Phytosanitary Measures established in accordance with Article 12 of the SPS Agreement.
3. Each Member State shall, upon request, enter into consultations with the aim of achieving bilateral and/or regional recognition arrangements of the equivalence of specified sanitary or phytosanitary measures.
1. Each Member State shall explore opportunities for further cooperation, technical assistance, collaboration and information exchange with other Member States on sanitary and phytosanitary matters of mutual interest consistent with the objectives of this Chapter and the commitments set forth in the ASEAN Economic Community Blueprint.
2. Member States shall further strengthen co-operation for the control and eradication of pests and disease outbreaks, and other emergency cases related to sanitary or phytosanitary measures as well as to assist other Member States to comply with SPS requirements.
3. In implementing the provisions of paragraph 1 of this Article, Member States shall co- ordinate their undertakings with the activities conducted in the regional and multilateral context, with the objectives of avoiding unnecessary duplication and maximising efficiency of efforts of the Member States in this field.
4. Any two (2) Member States may, by mutual agreement, cooperate on adaptation to regional conditions including the concept of pests and disease free areas and areas of low pests or disease prevalence, in accordance with the SPS Agreement and relevant
international standards, guidelines and recommendations, in order to facilitate trade between the Member States.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực