Chương 5 Hiệp định ATIGA: Thuận lợi hóa thương mại
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ, Các cơ quan khác | Người ký: | Vũ Huy Hoàng, CHAM PRASIDH, MARI ELKA PANGESTU, LIM HNG KIANG, Lim Jock Seng, Nam Viyaketh, U Soe Tha, PEter B.Favila, Muhyiddin Bin Mohammad Yassin, Mingkwan Songsuwan |
Ngày ban hành: | 26/02/2009 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại, Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực thi một Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN, trong đó đặt ra tất cả các hành động và biện pháp cụ thể với mục tiêu rõ ràng và thời hạn thực thi cần thiết để tạo ra một môi trường nhất quán, minh bạch, và có thể dự đoán được đối với các giao dịch thương mại quốc tế để tăng cường cơ hội và giúp các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
2. Chương trình làm việc Thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ đặt ra các hành động và biện pháp thực hiện cả ở cấp ASEAN và cấp quốc gia.
Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN như đề cập trong Điều 45 (Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại) sẽ điều chỉnh các lĩnh vực thủ tục hải quan, quy định thương mại và thủ tục, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch, Cơ chế Hải quan Một cửa ASEAN và các lĩnh vực khác như được Hội đồng AFTA xác định.
Các Quốc gia Thành viên được định hướng bởi các nguyên tắc liên quan tới các biện pháp và các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại ở cấp Asean và quốc gia sau đây :
(a) Minh bạch hóa: Thông tin về các chính sách, pháp luật, quy định, quy tắc hành chính, cấp phép, cấp chứng nhận, cấp chứng chỉ và các yêu cầu về đăng ký, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, hướng dẫn, thủ tục và thông lệ liên quan tới thương mại hàng hóa (sau đây được gọi là các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại) cần được công bố tới tất cả các bên liên quan một cách phù hợp và kịp thời, miễn phí hoặc với chi phí hợp lý;
(b) Truyền thông và Tham vấn: các cơ quan có thẩm quyền phải nỗ lực để tạo thuận lợi và xúc tiến cơ chế trao đổi hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và thương mại, kể cả việc tạo cơ hội tham vấn khi ban hành, thực hiện và rà soát quy tắc và thủ tục thương mại;
(c) Đơn giản hóa, tính khả thi và hiệu quả: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại phải được đơn giản hóa nhằm bảo đảm không tạo thêm gánh nặng hoặc cản trở quá mức cần thiết nhằm bảo đảm các mục tiêu pháp lý;
(d) Không phân biệt đối xử: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần được áp dụng một cách không phân biệt đối xử và dựa trên các nguyên tắc thị trường;
(e) Tính nhất quán và có thể dự đoán trước: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần được áp dụng một cách đồng bộ, nhất quán và có thể dự đoán trước để giảm tối thiểu sự không ổn định tới thương mại và các bên liên quan tới thương mại. Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần đưa ra các hướng dẫn rõ ràng và chính xác cho các cơ quan có thẩm quyền về các chính sách tiêu chuẩn và thủ tục hoạt động và được áp dụng một cách không phân biệt đối xử.
(f) Hài hòa hóa, chuẩn hóa và thừa nhận: trong khi chấp nhận yêu cầu của mỗi Quốc gia Thành viên cần phải ban hành hoặc đặt ra các quy tắc về mặt pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn hoặc giá trị đạo đức xã hội và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt thì các quy định, quy tắc và thủ tục ảnh hưởng đến việc chấp nhận hàng hóa giữa các Quốc gia Thành viên phải được hài hòa hóa càng nhiều càng tốt trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế nếu phù hợp. Khuyến khích xây dựng các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với tiêu chuẩn và sự hợp chuẩn, và hợp tác liên tục về xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
(g) Hiện đại hóa và sử dụng công nghệ mới: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại phải được rà soát và cập nhật nếu cần thiết, có xét đến các hoàn cảnh thay đổi, bao gồm thông tin và các tập quán kinh doanh mới mới, và nếu phù hợp phải dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới. Khi sử dụng công nghệ mới, các cơ quan có thẩm quyền phải nỗ lực hết sức để nhân rộng các lợi ích có được tới tất cả các bên thông qua việc bảo đảm công khai thông tin về các công nghệ được áp dụng và mở rộng sự hợp tác với các bên có thẩm quyền của các nền kinh tế khác và khu vực tư nhân khi thiết lập sự liên kết lẫn nhau và/hoặc hoạt động trao đổi về công nghệ.
(h) Thủ tục pháp luật phù hợp: Việc tham gia vào thủ tục pháp luật thích hợp giúp tăng thêm tính ổn định trong các giao dịch thương mại phù hợp với luật áp dụng của các Quốc gia Thành viên.
(i) Hợp tác: Các Quốc gia Thành viên sẽ hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân trong việc đưa ra các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, bao gồm việc mở các kênh trao đổi thông tin và hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp. Các Quốc gia Thành viên cũng sẽ làm việc với nhau trên cơ sở đối tác tập trung vào các cơ hội tăng cường hợp tác bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực hội nhập; trao đổi các thực tiễn hội nhập tốt nhất để thực hiện các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và phối hợp quan điểm về các vấn đề chung được thảo luận trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế.
1. Từng nước và tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện đánh giá hai năm một lần về việc thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại quy định trong Hiệp định này và trong Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Nhằm mục đích này, Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại Asean phải được thống nhất giữa các Quốc gia Thành viên trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp định này có hiệu lực và được sử dụng nhằm tăng cường hơn nữa thuận lợi hóa thương mại trong Asean.
Myanma sẽ có ý kiến về thời hạn hoàn thành Khuôn khổ đánh giá thuận lợi hóa thương mại trước Hội nghị SEOM 4/39.
2. Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ được rà soát trên cơ sở kết quả đánh giá định kỳ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này. Chương trình Công tác thuận lợi hóa thương mại Asean và Khung đánh giá thuận lợi hóa thương mại Asean cùng bất cứ một sửa đổi nào là phụ lục của Hiệp định này và là một phần không tách rời của Hiệp định này.
1. Tiến trình thực hiện Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN và các kết quả đánh giá sẽ được báo cáo lên Hội đồng AFTA. Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao ASEAN, với sự hỗ trợ của CCA, là cơ quan điều phối chính tiến trình thực hiện Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN, với sự phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban chuyên trách ASEAN khác phụ trách việc thực hiện từng biện pháp trong Chương trình Công tác.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập một Ủy ban điều phối thuận lợi hóa thương mại hoặc điểm hỏi đáp ở cấp quốc gia.
ARTICLE 45. WORK PROGRAMME ON TRADE FACILITATION AND ITS OBJECTIVES
1. Member States shall develop and implement a comprehensive ASEAN Trade Facilitation Work Programme, which sets out all concrete actions and measures with clear targets and timelines of implementation necessary for creating a consistent, transparent, and predictable environment for international trade transactions that increases trading opportunities and help businesses, including small and medium sized enterprises (SMEs), to save time and reduce costs.
2. The ASEAN Trade Facilitation Work Programme shall set out actions and measures to be implemented at both ASEAN and national levels.
ARTICLE 46. SCOPE OF THE ASEAN TRADE FACILITATION WORK PROGRAMME
The ASEAN Trade Facilitation Work Programme referred to in Article 45 shall cover the areas of customs procedures, trade regulations and procedures, standards and conformance, sanitary and phytosanitary measures, ASEAN Single Window and other areas as identified by the AFTA Council.
ARTICLE 47. PRINCIPLES ON TRADE FACILITATION
Member States shall be guided by the following principles in relation to trade facilitation measures and initiatives at both ASEAN and national levels:
(a) Transparency: Information on policies, laws, regulations, administrative rulings, licensing, certification, qualification and registration requirements, technical regulations, standards, guidelines, procedures and practices relating to trade in goods (hereinafter referred to as “rules and procedures relating to trade”) to be made available to all interested parties, consistently and in a timely manner at no cost or a reasonable cost;
(b) Communications and Consultations: The authorities shall endeavour to facilitate and promote effective mechanisms for exchanges with the business and trading community, including opportunities for consultation when formulating, implementing and reviewing rules and procedures relating to trade;
(c) Simplification, practicability and efficiency: Rules and procedures relating to trade to be simplified to ensure that they are no more burdensome or restrictive than necessary to achieve their legitimate objectives;
(d) Non-discrimination: Rules and procedures relating to trade to be applied in a non-discriminatory manner and be based on market principles;
(e) Consistency and predictability: Rules and procedures relating to trade to be applied in a consistent, predictable and uniform manner so as to minimise uncertainty to the trade and trade related parties. Rules and procedures relating to trade to provide clear and precise procedural guidance to the appropriate authorities with standard policies and operating procedures and be applied in a non-discretionary manner;
(f) Harmonisation, standardisation and recognition: While accepting the need of each Member State to regulate or set rules for legitimate objectives such as protection of health, safety or public morals and conservation of exhaustible natural resources, regulations, rules and procedures affecting the acceptance of goods between Member States to be harmonised as far as possible on the basis of international standards where appropriate. The development of mutual recognition arrangements for standards and conformity assessment results, and continuing co-operation on technical infrastructure development, are encouraged;
(g) Modernisation and use of new technology: Rules and procedures relating to trade to be reviewed and updated if necessary, taking into account changed circumstances, including new information and new business practices, and based on the adoption, where appropriate, of modern techniques and new technology. Where new technology is used, relevant authorities shall make best efforts to spread the accompanying benefits to all parties through ensuring the openness of the information on the adopted technologies and extending co- operation to authorities of other economies and the private sector in establishing inter-operability and/or inter-connectivity of the technologies;
(h) Due process: Access to adequate legal appeal procedures, adding greater certainty to trade transactions, in accordance with the applicable laws of Member States; and
(i) Co-operation: Member States shall strive to work closely with private sector in the introduction of measures conducive to trade facilitation, including by open channels of communication and co-operation between both governments and business. Member States shall continue to work in partnership to focus on opportunities for increased co-operation including integrated technical assistance and capacity-building; exchanges of best practices critical to implementing trade facilitation initiatives and the co-ordination of positions concerning topics of common interest discussed in the framework of regional and international organisations.
ARTICLE 48. PROGRESS MONITORING OF TRADE FACILITATION
1. Member States, individually and collectively, shall undertake assessments once in every two (2) years, on implementation of the trade facilitation measures set out in this Agreement and in the ASEAN Trade Facilitation Work Programme to ensure effective implementation of trade facilitation measures. For this purpose, an ASEAN Trade Facilitation Framework shall be agreed by Member States within six (6) months after entry into force of this Agreement, to serve as a guideline to further enhance trade facilitation in ASEAN.
2. The ASEAN Work Programme on Trade Facilitation shall be reviewed based on the results of the regular assessment pursuant to paragraph 1 of this Article. The ASEAN Trade Facilitation Work Programme and the ASEAN Trade Facilitation Framework and any revisions thereto shall be administratively annexed to this Agreement and serve as an integral part of this Agreement.
ARTICLE 49. ESTABLISHMENT OF THE ASEAN SINGLE WINDOW
Member States shall undertake necessary measures to establish and operate their respective National Single Windows and the ASEAN Single Window in accordance with the provisions of the Agreement to Establish and Implement the ASEAN Single Window and the Protocol to Establish and Implement the ASEAN Single Window.
ARTICLE 50. IMPLEMENTATION ARRANGEMENT
1. The progress in the implementation of the ASEAN Work Programme on Trade Facilitation and the outcomes of its assessment shall be reported to the AFTA Council. The SEOM, assisted by the CCA, shall be the main co-ordinator in monitoring the progress of the implementation of the ASEAN Work Programme on Trade Facilitation, in close co-ordination with the various ASEAN Committees in charge of the implementation of the measures under the Work Programme.
2. Each Member State shall establish a Trade Facilitation Coordinating Committee or relevant focal point at the national level.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực