Chương 7 Hiệp định ATIGA: Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ, Các cơ quan khác | Người ký: | Vũ Huy Hoàng, CHAM PRASIDH, MARI ELKA PANGESTU, LIM HNG KIANG, Lim Jock Seng, Nam Viyaketh, U Soe Tha, PEter B.Favila, Muhyiddin Bin Mohammad Yassin, Mingkwan Songsuwan |
Ngày ban hành: | 26/02/2009 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại, Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mục đích của chương này là thiết lập các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và thủ tục đánh giá mức độ hợp chuẩn nhằm đảm bảo các quy định này không tạo ra những cản trở thương mại không cần thiết trong quá trình xây dựng ASEAN trở thành một thị trường sản xuất thống nhất, đồng thời phù hợp với mục đích chính đáng của các Quốc gia Thành viên.
Các điều khoản chung liên quan đến tiêu chuẩn hoá và đánh giá mức độ hợp chuẩn sử dụng trong chương này được giải thích trong các ấn phẩm ISO/IEC quyển 2 và ISO/IEC 17000 của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Uỷ ban kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC) cũng như được trích dẫn trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau và các Thoản thuận lẫn nhau trong các phân ngành liên quan khác trong ASEAN.
1. Các Quốc gia Thành viên tái khẳng định và cam kết tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, phụ lục 1A, Hiệp định WTO.
2. Các Quốc gia Thành viên có thể thực hiện một trong các biện pháp sau hoặc kết hợp nhằm giảm nhẹ, hoặc xoá bỏ hoàn toàn, các hàng rào kỹ thuật không cần thiết trong thương mại.
a. Hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan với thực tế.
b. Xúc tiến việc công nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn trong các Quốc gia Thành viên.
c. Xây dựng và thực hiện các thoả thuận chuyên ngành về công nhận lẫn nhau trong ASEAN và xây dựng Hệ thống quy định các tiêu chuẩn hài hoà trong các lĩnh vực quản lý ;
d. Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan chứng nhận quốc gia và các viện đo lường quốc gia bao gồm các tổ chức các cơ quan chức năng về đo lường trong ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực quản lý hoặc nằm ngoài sự quản lý.
3. Để tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hoá tự do trong ASEAN, các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện Hệ thống đề ra đối với các sản phẩm thuộc Hệ thống quy định hài hoà ASEAN hoặc Danh mục hướng dẫn.
1. Từng Quốc gia Thành viên cam kết là các cơ quan hữu quan nhà nước về tiêu chuẩn quốc gia phải công nhận và tuân thủ Danh mục các thực nghiệm về soạn thảo, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn như được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, như nội dung trong phụ lục 1A, Hiệp định WTO.
2. Để hài hoà với các tiêu chuẩn quốc gia, trước hết các Quốc gia Thành viên sẽ thông qua các tiêu chuẩn quốc tế liên quan trước khi chuẩn bị soạn thảo các tiêu chuẩn quốc gia mới hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành. Đối với những lĩnh vực mà không có những tiêu chuẩn quốc tế, thì các Quốc gia Thành viên sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia.
3. Khuyến khích các Quốc gia Thành viên tham gia tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong những lĩnh vực có tiềm năng thương mại trong ASEAN.
4. Sự hài hoà trong các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào thành tiêu chuẩn quốc gia mới phải dựa trên quy tắc “Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như các tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc gia”, như được nêu trong quyển 21 ISO/IEC hoặc phiên bản mới nhất.
5. Khi thấy cần thiết phải có sự điều chỉnh nội dung hoặc cấu trúc của các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng, các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo có sự so sánh dễ hiểu trong nội dung và cấu trúc tiêu chuẩn quốc gia đó với sự dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp thông tin giải thích lý do những điều chỉnh đó.
6. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng:
a. Sự điều chỉnh nội dung các tiêu chuẩn quốc tế không phải là sự chuẩn bị trước hay áp dụng với mục đích, hoặc có tác động đến, việc tạo ra những hàng rào kỹ thuật không cần thiết trong thương mại;
b. Các nội dung điều chỉnh mới không được mang tính hạn chế quá mức cần thiết.
1. Khi thông qua các quy định kỹ thuật, các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo:
a. Các quy định đó được áp dụng không nhằm mục đích, hoặc tác động đến việc, tạo ra hàng rào kỹ thuật;
b. Các quy định đó phải dựa trên việc hài hoà giữa tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia để tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế chung, ngoại trừ những trường hợp khi tồn tại những lí do chính đáng cho phép sự ngoại lệ.
c. Các nước có thể cân nhắc áp dụng những hạn chế tối thiểu khác trong thương mại nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trước khi quyết định ban hành các quy định về hàng rào kỹ thuật.
d. Không được ban hành các tiêu chuẩn chưa có tiền lệ nhằm tránh những cản trở không đáng có trong thương mại, để tăng cường sự cạnh tranh công bằng trên thị trường hoặc không dẫn tới sự giảm sút sự linh hoạt trong kinh doanh.
e. Việc đối xử với hàng hoá nhập khẩu từ một Quốc gia Thành viên phải không kém ưu đãi hơn hàng hoá cùng loại xuất xứ trong nước và có xuất xứ từ bất kỳ Quốc gia Thành viên khác.
2. Thích nghi các sản phẩm và phương pháp sản xuất theo yêu cầu của Quốc gia Thành viên nhập khẩu. Các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng chỉ những phần/bộ phận đòi hỏi tiêu chuẩn ít nhất để đạt được mục tiêu mong muốn được coi là những quy định về hàng rào kỹ thuật.
3. Các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo bất cứ quá trình dự thảo, ban hành, áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật phải tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thoả thuận về công nhận lẫn nhau ASEAN trong các ngành tương ứng.
4. Quốc gia Thành viên có thể xem xét, bất kỳ khi nào cần áp dụng khẩn cấp các quy định về kỹ thuật, áp dụng một phần hoặc tất cả các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp như là biện pháp thay thế đầu tiên để khắc phục những vấn đề sẽ phát sinh hoặc có khả năng phát sinh trong lãnh thổ Quốc gia Thành viên, khi mà quốc gia đó không có đủ thời gian xem xét kết hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
5. Quốc gia Thành viên sẽ tuân thủ đầy đủ các thủ tục và kèm theo thông báo như được quy định trong điều 11. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng các quy định kỹ thuật theo điều này, các Quốc gia Thành viên khác có thể nêu quan điểm trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày thông báo. Quốc gia Thành viên cũng sẽ cung cấp theo yêu cầu của các Quốc gia Thành viên khác bản dự thảo các quy định kỹ thuật cũng như các thông tin liên quan đến ngoại lệ trong các tiêu chuẩn quốc tế liên quan cũng như thủ tục đánh giá hợp chuẩn áp dụng trên thị trường.
6. Ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp, các Quốc gia Thành viên sẽ dành ít nhất sáu (06) tháng kể từ khi công bố về việc áp dụng các quy định kỹ thuật đến thời điểm việc áp dụng đi vào hiệu lực để các nhà sản xuất tại các Quốc gia Thành viên xuất khẩu có đủ thời gian điều chỉnh các sản phẩm hoặc phương thức sản xuất phù hợp với yêu cầu của Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
1. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo thủ tục đánh giá hợp chuẩn được dự thảo, ban hành, áp dụng không với mục đích, hoặc có tác động, tạo ra những hàng rào kỹ thuật thương mại không cần thiết và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn trên phải được các nhà sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các Quốc gia Thành viên khác thống nhất là không được nghiêm khắc hơn đối với nhà sản xuất sản phẩm xuất xứ trong nước.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ ban hành thủ tục đánh giá hợp chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn và theo thực tế quốc tế và bất kỳ khi nào các thủ tục đó không thể đạt được do sự khác biệt về mục đích luật định, những sự khác biệt về thủ tục đánh giá hợp chuẩn đó sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa có thể.
3. Các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau theo ngành trong ASEAN về các lĩnh vực đã quản lý, phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau.
4. Các Quốc gia Thành viên sẽ công nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn của một tổ chức đánh giá hợp chuẩn được chỉ định bởi một Quốc gia Thành viên khác phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau và các điều khoản trong thoả thuận thừa nhận lẫn nhau theo ngành.
5. Các Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và các viện đo lường quốc gia bao gồm cả các thể chế đo lường theo quy định của ASEAN để tạo thuận lợi cho việc thực hiện thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực có quy định hay chưa có quy định.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập hệ thống giám sát để bổ sung việc thực hiện các Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN theo ngành và /hoặc các chỉ dẫn khác.
2. Cơ quan chức năng chịu trách nhiệm điều hành hệ thống giám sát thị trường sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm trên thị trường với việc áp dụng các Thoả thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau theo ngành và Hệ thống quản lý hài hoà ASEANvà/hoặc các Chỉ dẫn.
3. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo có các quy định pháp luật cần thiết và hạ tầng kỹ thuật phù hợp nhằm hỗ trợ cho hệ thống giám sát thị trường.
4. Hiệu quả của hệ thống giám sát thị trường sẽ được nâng cao hơn nữa thông qua hệ thống cảnh báo trong các Quốc gia Thành viên.
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện tất cả các thoả thuận chuyên ngành về công nhận lẫn nhau trong ASEAN, hệ thống hài hoà quản lý ASEAN và những điều khoản có liên quan của Hiệp định này trong khuôn khổ thời gian đã quy định trong các thoả thuận trước đây và đảm bảo phù hợp với các yêu cầu hài hoà trước đó.
2. Các công cụ sau đây, và bất kỳ công cụ nào được các thành viên thoả thuận trong tương lai để thực hiện Hiệp định này sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
a. Hiệp định khung ASEAN về các thoả thuận công nhận lẫn nhau;
b. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau theo chuyên ngành trong ASEAN về điện và thiết bị điện tử.
c. Hiệp định về Hệ thống quản lý hài hoà đối với các mặt hàng điện tử (EEE), thiết bị điện trong ASEAN; và
d. Hiệp định ASEAN về hệ thống quản lý hài hoà đối với các mặt hàng mỹ phẩm;
3. Uỷ ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) sẽ có trách nhiệm:
a. Xác định và đề xuất khởi đầu các thoả thuận công nhận lẫn nhau theo ngành (MRAs)
b. Kiểm soát việc thực hiện có hiệu quả các điều khoản liên quan trong Hiệp định này về tiêu chuẩn, quy định về hàng rào kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn.
c. Hỗ trợ các Uỷ ban chuyên ngành liên hợp khi có yêu cầu; và
d. Phối hợp với Ban thư ký ASEAN cung cấp phản hồi định kỳ trong quá trình thực hiện Hiệp định này.
4. Uỷ ban tư vấn tiêu chuẩn chất lượng ASEAN (ACCSQ) sẽ hỗ trợ và hợp tác theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (FTAs) với các Đối tác đối thoại bao gồm cả đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu về tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN (FTAs).
5. ACCSQ sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả thoả thuận chuyên ngành công nhận lẫn nhau trong ASEAN và Hệ thống quản lý hài hoà ASEAN.
STANDARDS, TECHNICAL REGULATIONS AND CONFORMITY ASSESSMENT PROCEDURES
The objective of this Chapter is to establish provisions on standards, technical regulations and conformity assessment procedures to ensure that these do not create unnecessary obstacles to trade in establishing ASEAN as a single market and production base, and at the same time ensure that the legitimate objectives of Member States are met.
ARTICLE 72. TERMS AND DEFINITIONS
General terms concerning standardisation and conformity assessment used in this Chapter have the meaning given to them in the definitions contained in the appropriate editions of ISO/IEC Guide 2 and ISO/IEC 17000 of the International Organization for Standardization (ISO) and the International Electrotechnical Commission (IEC) as cited in the ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements and the relevant ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements.
ARTICLE 73. GENERAL PROVISIONS
1. Member States reaffirm and are committed to abide by the rights and obligations under the Agreement on Technical Barriers to Trade contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
2. Member States shall take any of the following possible measures or their combinations to mitigate, if not totally eliminate, unnecessary technical barriers to trade:
(a) harmonise national standards with relevant international standards and practices;
(b) promote mutual recognition of conformity assessment results among Member States;
(c) develop and implement ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and develop ASEAN Harmonised Regulatory Regimes in the regulated areas where applicable; and
(d) encourage the co-operation among National Accreditation Bodies and National Metrology Institutes (NMIs) including relevant legal metrology authorities in ASEAN to facilitate the implementation of Mutual Recognition Arrangements (MRAs) in regulated and non-regulated sectors.
3. To facilitate the free movement of goods within ASEAN, Member States shall develop and implement a Marking Scheme, where appropriate, for products covered under the ASEAN Harmonised Regulatory Regimes or Directives.
1. Each Member State undertakes that its national standards authorities accept and follow the Code of Good Practice for the Preparation, Adoption and Application of Standards as provided for in Annex 3 of the Agreement on Technical Barriers to Trade as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
2. In harmonising national standards, Member States shall, as the first and preferred option, adopt the relevant international standards when preparing new national standards or revising existing standards. Where international standards are not available, national standards shall be aligned among Member States.
3. Member States are encouraged to actively participate in the development of international standards, particularly in those sectors that have trade potential for ASEAN.
4. Harmonisation of the existing national standards and adoption of international standards into new national standards should be based on “Adoption of International Standards as Regional or National Standards”, as contained in the ISO/IEC Guide 21 or its latest edition.
5. Whenever modifications of contents and structure of the relevant international standards are necessary, Member States shall ensure an easy comparison of the contents and structure of their national standards with the referenced international standards and provide information to explain the reason(s) for such modifications.
6. Member States shall ensure that:
(a) the modifications of contents of international standards are not prepared and adopted with a view to, or with the effect of, creating unnecessary technical barriers to trade; and
(b) the modifications of contents shall not be more restrictive than necessary.
ARTICLE 75. TECHNICAL REGULATIONS
1. In adopting technical regulations, Member States shall ensure that:
(a) these are not adopted with a view, to or with the effect of, creating technical barriers to trade;
(b) these are based on international or national standards that are harmonised to international standards, except where legitimate reasons for deviations exist;
(c) alternative means that are least trade restrictive to achieve the desired objectives are considered before a decision is taken on the adoption of technical regulations;
(d) the adoption of prescriptive standards is avoided to ensure that unnecessary obstacles to trade are not introduced, to enhance fair competition in the market or that it does not lead to a reduction of business flexibility; and
(e) treatment accorded to products imported from Member States is no less favourable than that accorded to like products of national origin and to like products originating from any other Member State.
2. Member States shall ensure that only those parts of a standard that represent minimum requirements to fulfill the desired objectives are referred to in the technical regulations.
3. Member States shall also ensure that, wherever applicable, the preparation, adoption and application of technical regulations are to facilitate the implementation of the respective ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements.
4. Whenever the need for technical regulations is urgent for overcoming problems that arise or threaten to arise within the territory of a Member State and the available time does not allow such Member State to harmonise the relevant national standards, that Member State shall consider using the appropriate international standards or the relevant parts of them as the first alternative.
5. Member States shall comply with the notification procedures as stipulated in Article 11. However, in the case of technical regulations under this Article, other Member States shall present their comments, if any, within sixty (60) days of the notification. Member States shall, upon request, provide to other Member States the draft of the technical regulation and other information regarding the deviations from the relevant international standards and the applicable pre-market conformity assessment procedure.
6. Except in urgent circumstances, Member States shall allow at least six (6) months between the publication of technical regulations and their entry into force in order to provide sufficient time for producers in exporting Member States to adapt their products or methods of production to the requirements of importing Member States.
ARTICLE 76. CONFORMITY ASSESSMENT PROCEDURES
1. Member States shall ensure that conformity assessment procedures are not prepared, adopted or applied with a view to, or with the effect of, creating unnecessary technical barriers to trade and that conformity assessment procedures that have to be complied with by suppliers of products originating in the territories of other Member States are not more stringent than those accorded to suppliers of like products of national origin.
2. Member States shall adopt conformity assessment procedures that are consistent with international standards and practices and wherever such procedures cannot be achieved because of differences in legitimate objectives, the differences of conformity assessment procedures shall be minimised as far as possible.
3. Member States shall develop and implement ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangement in the regulated areas, where appropriate, in accordance with the provisions of the ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements.
4. Member States shall accept the results of conformity assessment produced by conformity assessment bodies designated by other Member States in accordance with the provisions of the ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements and the provisions of the respective ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements in all regulated areas.
5. Member States shall establish co-operation among National Accreditation Bodies and National Metrology Institutes (NMIs), including legal metrology in ASEAN to facilitate the implementation of MRAs in regulated and non-regulated sectors.
ARTICLE 77. POST MARKET SURVEILLANCE
1. Member States shall establish post market surveillance systems to complement the implementation of the ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and ASEAN Harmonised Regulatory Regimes and/or Directives.
2. The relevant authority that undertakes the post market surveillance system of the Member States shall take the necessary actions to ensure compliance of products placed in the market with the applicable ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and ASEAN Harmonised Regulatory Regimes and/or Directives.
3. Member States should ensure that the necessary laws and technical infrastructure are in place to support post market surveillance systems.
4. The effectiveness of the post market surveillance systems shall be further enhanced through the establishment of Alert Systems among Member States.
1. Member States shall take all necessary measures to ensure implementation of all the ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements, ASEAN Harmonised Regulatory Regimes and the relevant provisions of this Agreement within the time frame stipulated in the aforesaid agreements and to ensure compliance with aforesaid harmonised requirements.
2. The following instruments, and any future instruments agreed by Member States to implement the provisions of this Agreement, shall form an integral part of this Agreement:
(a) ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements;
(b) ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangement for Electrical and Electronic Equipment;
(c) Agreement on the ASEAN Harmonized Electrical and Electronic Equipment (EEE) Regulatory Regime; and
(d) Agreement on the ASEAN Harmonized Cosmetic Regulatory Scheme.
3. The ASEAN Consultative Committee for Standards and Quality (ACCSQ) shall be responsible for:
(a) identifying and initiating sectoral MRAs;
(b) monitoring the effective implementation of the relevant provisions of this Agreement in respect of standards, technical regulations and conformity assessment procedures;
(c) providing support to the respective Joint Sectoral Committees when required; and
(d) collaborating with the ASEAN Secretariat to provide regular feedback on the implementation of this Agreement.
4. The ACCSQ shall provide support and co-operation under the relevant ASEAN Free Trade Agreements (FTAs) with Dialogue Partners, including capacity building and institutional strengthening programmes for Standards, Technical Regulations and Conformity Assessment Procedures Chapters in such ASEAN FTAs.
5. The ACCSQ shall take the necessary actions to ensure effective implementation of the ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and ASEAN Harmonised Regulatory Regimes.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực