Chương 4 Hiệp định ATIGA: Các biện pháp phi thuế quan
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ, Các cơ quan khác | Người ký: | Vũ Huy Hoàng, CHAM PRASIDH, MARI ELKA PANGESTU, LIM HNG KIANG, Lim Jock Seng, Nam Viyaketh, U Soe Tha, PEter B.Favila, Muhyiddin Bin Mohammad Yassin, Mingkwan Songsuwan |
Ngày ban hành: | 26/02/2009 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại, Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Từng Quốc gia Thành viên không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan về nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác hoặc việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào sang bất kỳ Quốc gia Thành viên nào, trừ trường hợp các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO hoặc phù hợp với Hiệp định này.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo minh bạch của các biện pháp phi thuế quan nêu trong đoạn 1 phù hợp với điều của khoản của Điều 12 (Ban hành và Quản lý các Quy định Thương mại) và phải đảm bảo rằng những biện pháp tương đương không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng với mục đích tạo ra những rào cản không cần thiết trong thương mại giữa các Quốc gia Thành viên.
3. Bất kỳ biện pháp mới nào hoặc điều chỉnh đối với các biện pháp hiện hành phải được thông báo đầy đủ phù hợp với của Điều 11 (Các Thủ tục Thông báo).
4. Cơ sở dữ liệu về các biện pháp phi thuế quan áp dụng ở các Quốc gia Thành viên sẽ được xây dựng và lưu trong Cơ sở dữ liệu Thương mại ASEAN như nêu trong Điều 13 (Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN).
Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết không thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp cấm hoặc hạn chế số lượng đối với nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ một Quốc gia Thành viên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào sang lãnh thổ của các Quốc gia Thành viên khác, trừ khi các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Quốc gia này trong WTO hoặc các quy định khác trong Hiệp định này. Với mục đích này, Điều XI của GATT 1994 sẽ trở thành thành phần không thể tách rời của Hiệp định này, với sự điều chỉnh phù hợp.
1. Các Quốc gia Thành viên phải rà soát những biện pháp phi thuế quan trong cơ sở dữ liệu trong đoạn 4 của Điều 40 (Áp dụng các biện pháp phi thuế quan) để xác định các rào cản phi thuế quan (NTBs) ngoài các hạn chế định lượng để xóa bỏ. Việc xóa bỏ các NTBs được xác định sẽ được xử lý trong khuôn khổ Ủy ban Điều phối thực hiện Hiệp định ATIGA (CCA), Ủy ban Tham vấn SSEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng (ACCSQ), Ủy ban ASEAN về Vệ sinh và Kiểm dịch (AC-SPS), các cơ quan công tác trong khuôn khổ Hội nghị các Tổng Cục trưởng Hải quan ASEAN và các cơ quan ASEAN liên quan khác, nếu thích hợp, phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Các cơ quan này sẽ đệ trình khuyến nghị về các hàng rào phi thuế quan được xác định cho Hội đồng AFTA thông qua SEOM.
2. Trừ những trường hợp được Hội đồng AFTA đồng ý, những hàng rào thuế quan được xác định phải được xóa bỏ theo ba (3) giai đoạn như sau
(a) Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải loại bỏ theo ba giai đoạn bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2008, 2009 và 2010;
(b) Philippines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/01/2010, 2011 và 2012;
(c) Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam phải loại bỏ trong ba (3) giai đoạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.
3. Danh sách các NTB sẽ được rỡ bỏ trong tại mỗi giai đoạn phải có sự chấp thuận của Hội đồng AFTA vào năm trước ngày việc dỡ bỏ các biện pháp NTB này có hiệu lực.
4. Bất kể các quy định trong đoạn từ 1 tới 3 của Điều này, CCA tham vấn với các cơ quan ASEAN liên quan sẽ rà soát bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào được bất kỳ Quốc gia Thành viên khác thông báo hoặc báo cáo hoặc với khu vực tư nhân nhằm quyết định xem liệu biện pháp đó là một hàng rào phi thuế quan. Nếu việc rà soát đó có kết quả là xác định được một hàng rào phi thuế quan, hàng rào phi thuế quan này sẽ được Quốc gia Thành viên áp dụng NTB đó xóa bỏ phù hợp với Hiệp định này.
5. CCA sẽ giữ vai trò đầu mối thông báo và rà soát theo quy định của đoạn 4 của Điều này.
6. Ngoại lệ sẽ được chấp thuận vì những lý do được liệt kê theo Điều 8 (Ngoại lệ chung).
7. Không có nội dung nào trong Hiệp định này được coi là cản trở Quốc gia Thành viên là thành viên của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng hoặc các hiệp định quốc tế liên quan khác thông qua hoặc thực thi bất kỳ biện pháp nào đối với các chất thải nguy hại dựa trên các luật pháp và quy định theo các hiệp định quốc tế đó.
Các Quốc gia Thành viên sẽ dành ngoại lệ đối với các hạn chế ngoại hối liên quan tới thanh toán các sản phẩm theo Hiệp định này, cũng như là việc chuyển các khoản thanh toán không ràng buộc quyền của họ theo Điều XVIII của Hiệp định GATT 1994 và các quy định liên quan của Điều lệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
1. Từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động và không tự động được thực hiện một cách minh bạch và dự đoán được, và áp dụng phù hợp với Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập khẩu trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
2. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo các Quốc gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành nào. Ngay sau đó, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục nhập khẩu mới nào và bất kỳ sửa đổi nào liên quan tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành, tới một mức độ có thể trước sáu mươi (60) ngày trước khi có hiệu lực, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày có hiệu lực của yêu cầu cấp phép. Thông báo theo Điều này sẽ gồm các thông tin quy định trong Điều 5 của Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập khẩu trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
3. Từng Quốc gia Thành viên sẽ trả lời trong vòng sáu mươi (60) ngày tất cả các yêu cầu hợp lý từ các Quốc gia Thành viên khác liên quan tới các tiêu chí do các cơ quan cấp phép đặt ra trong việc cấp hoặc từ chối giấy phép nhập khẩu. Quốc gia Thành viên nhập khẩu cũng sẽ xem xét việc ban hành các tiêu chí đó.
4. Các nhân tố trong các thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động được nhận thấy là ngăn cản thương mại sẽ được xác định, với mục đích xóa bỏ các hàng rào đó, và ở một mức độ có thể hướng tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động.
ARTICLE 40. APPLICATION OF NON-TARIFF MEASURES
1. Each Member State shall not adopt or maintain any non-tariff measure on the importation of any good of any other Member State or on the exportation of any good destined for the territory of any other Member State, except in accordance with its WTO rights and obligations or in accordance with this Agreement.
2. Each Member State shall ensure the transparency of its non-tariff measures permitted in paragraph 1 of this Article in accordance with Article 12 and shall ensure that any such measures are not prepared, adopted or applied with the view to, or with the effect of, creating unnecessary obstacles in trade among the Member States.
3. Any new measure or modification to the existing measure shall be duly notified in accordance with Article 11.
4. The database on non-tariff measures applied in Member States shall be further developed and included in the ASEAN Trade Repository as referred in Article 13.
ARTICLE 41. GENERAL ELIMINATION OF QUANTITATIVE RESTRICTIONS
Each Member State undertakes not to adopt or maintain any prohibition or quantitative restriction on the importation of any goods of the other Member States or on the exportation of any goods destined for the territory of the other Member States, except in accordance with its WTO rights and obligations or other provisions in this Agreement. To this end, Article XI of GATT 1994, shall be incorporated into and form part of this Agreement, mutatis mutandis.
ARTICLE 42. ELIMINATION OF OTHER NON-TARIFF BARRIERS
1. Member States shall review the non-tariff measures in the database referred to in paragraph 4 of Article 40 with a view to identifying non-tariff barriers (NTBs) other than quantitative restrictions for elimination. The elimination of the identified NTBs shall be dealt with by the Co-ordinating Committee for the Implementation of the ATIGA (CCA), the ASEAN Consultative Committee on Standards and Quality (ACCSQ), the ASEAN Committee on Sanitary and Phytosanitary (AC-SPS), the working bodies under ASEAN Directors-General of Customs and other relevant ASEAN bodies, as appropriate, in accordance with the provisions of this Agreement, which shall submit their recommendations on the identified non-tariff barriers to the AFTA Council through SEOM.
2. Unless otherwise agreed by the AFTA Council, the identified NTBs shall be eliminated in three (3) tranches as follows:
(a) Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore and Thailand shall eliminate in three (3) tranches by 1 January of 2008, 2009 and 2010;
(b) The Philippines shall eliminate in three (3) tranches by 1 January of 2010, 2011 and 2012;
(c) Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam shall eliminate in three (3) tranches by 1 January of 2013, 2014 and 2015 with flexibilities up to 2018.
3. The list of identified NTBs to be eliminated in each tranche shall be agreed upon by the AFTA Council meeting in the year before the effective elimination date of such NTBs.
4. Notwithstanding paragraphs 1 to 3 of this Article, the CCA, in consultation with the relevant ASEAN bodies, shall review any non-tariff measure notified or reported by any other Member State or by the private sector with a view to determining whether the measure constitutes as a NTB. If such review results in an identification of a NTB, the NTB shall be eliminated by the Member State applying such NTB in accordance with this Agreement.
5. The CCA shall serve as a focal point for the notification and review referred to in paragraph 4 of this Article.
6. Exceptions to this Article shall be allowed for the reasons provided in Article 8.
7. Nothing in this Agreement shall be construed to prevent a Member State, which is a party to the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal or other relevant international agreements, from adopting or enforcing any measure in relation to hazardous wastes or substances based on its laws and regulations, in accordance with such international agreements.
ARTICLE 43. FOREIGN EXCHANGE RESTRICTIONS
Member States shall make exceptions to their foreign exchange restrictions relating to payments for the products under this Agreement, as well as repatriation of such payments without prejudice to their rights under Article XVIII of GATT 1994 and relevant provisions of the Articles of Agreement of the International Monetary Fund (IMF).
ARTICLE 44. IMPORT LICENSING PROCEDURES
1. Each Member State shall ensure that all automatic and nonautomatic import licensing procedures are implemented in a transparent and predictable manner, and applied in accordance with the Agreement on Import Licensing Procedures as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
2. Promptly after entry into force of this Agreement, each Member State shall notify the other Member States of any existing import licensing procedures. Thereafter, each Member State shall notify the other Member States of any new import licensing procedure and any modification to its existing import licensing procedures, to the extent possible sixty (60) days before it takes effect, but in any case no later than the effective date of the licensing requirement. A notification provided under this Article shall include the information specified in Article 5 of the Agreement on Import Licensing Procedures as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
3. Each Member State shall answer within sixty (60) days all reasonable enquiries from another Member State with regard to the criteria employed by its respective licensing authorities in granting or denying import licences. The importing Member State shall also consider publication of such criteria.
4. Elements in non-automatic import licensing procedures that are found to be impeding trade shall be identified, with a view to remove such barriers, and to the extent possible work towards automatic import licensing procedures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực