Chương XII Bộ luật hình sự 1999: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
Số hiệu: | 15/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2000 |
Ngày công báo: | 29/02/2000 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
p) Tái phạm nguy hiểm;
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
1. Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Cưỡng dâm nhiều lần;
c) Cưỡng dâm nhiều người;
đ) Làm nạn nhân có thai;
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với nhiều người;
d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;.
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người chưa thành niên;
c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Lợi dụng nghề nghiệp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;
e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
h) Tái phạm nguy hiểm;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
CRIMES OF INFRINGING UPON HUMAN LIFE, HEALTH, DIGNITY AND HONOR
1. Those who commit murder in one of the following cases shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Murder of more than one person;
b) Murder of women who are known by the offender to be pregnant;
c) Murder of children;
d) Murder of persons being on public duties or for reason of the victims’ public duties;
e) Murder of one’s grand father, grand mother, father, mother, fosterer, and/or teachers;
f) Murder of people just before or after which a serious crime or a particularly serious crime is committed by the offender;
g) Murder of people in order to carry out or conceal other crimes;
h) Murder of people in order to take organs from the victims’ bodies;
i) Committing crimes in a barbarous manner;
j) Committing crimes by abusing their profession;
k) Committing crimes by methods, which may cause death to more than one person;
l) Hiring murderers or murdering persons for hiring;
m) Committing crimes in a hooligan manner;
n) Committing crimes in an organized manner;
o) Committing dangerous recidivism;
p) Murder of people for despicable motivation.
2. Those committing crimes which do not fall into those cases stipulated in Clause 1 of this Article, shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
3. Offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for between one and five years, subject to probation or residence ban for between one and five years.
Article 94.- Murdering ones new-borns
Any mother who, due to strong influence of backward ideology or special objective circumstances, kills her new-born or abandons such baby to death, shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or to between three months and two years of imprisonment.
Article 95.- Murdering people under provocation
1. Any person committing murder as a result of provocation caused by serious illegal acts of the victim towards such person or his/her next of kin shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Those who murder more than one person as a result of provocation shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment.
Article 96.- Murder beyond the limit of legitimate defense
1. Those who commit murder in circumstances exceeding the limit of legitimate defense shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
2. Those who commit murder of more than one person in excess of the limit of legitimate defense shall be sentenced to between two and five years of imprisonment.
Article 97.- Causing death to people in the performance of official duties
1. Those who, while performing their official duties, cause human death due to the use of violence beyond that permitted by law shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Those who commit crimes of causing death to more than one person or in other particularly serious cases shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
3. Offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 98.- Accidentally causing human death
1. Any person who unintentionally causes the death of another person shall be sentenced to between six months’ and five years of imprisonment.
2. Any person who unintentionally causes the death of more than one person shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
Article 99.- Accidentally causing human death due to breach of professional or administrative regulations
1. Any person who unintentionally causes the death of another person due to a breach of professional or administrative regulations shall be sentenced to between one and six years of imprisonment.
2. Any person who commits the crime of unintentionally causing death of more than one person shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
3. Offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
1. Any person who cruelly treats, constantly intimidates, ill-treats or humiliates a person dependent on him/her, inducing the latter to commit suicide, shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Any person who commits the crime of compelling more than one person to commit suicide shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
Article 101.- Inciting or assisting other persons to commit suicide
1. Any person who incites another person to commit suicide or assists another person to commit suicide shall be sentenced to imprisonment for between six months and three years.
2. Any person who commits the crime of assisting or inciting more than one person to commit suicide shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Article 102.- Refusal to rescue people from life-threatening situation
1. Those who knows other persons are in life-threatening danger but refuse to rescue them despite having the ability to do so, thus contributing to the latter’s death shall be subject to warning or non-custodial reform for up to two years or a prison term between three months and two years.
2. Any person who commits such crime in one of the following circumstances shall be sentenced to between one year and five years of imprisonment:
a) The person who refuses to rescue the other person is the one who unintentionally causes the dangerous situation;
b) The person who refuses to rescue the other person is obliged to rescue people as required by law or his/her occupation.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 103.- Threatening to murder
1. Those who threaten to kill other persons, in circumstances such as to make the latter believe that such threat shall be realized, shall be subject to non-custodial reform for up to two years or sentenced to between three months’ and three years of imprisonment.
2. Any person who commits such crime in one of the following circumstances shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Against more than one person;
b) Against persons who are performing their official duties or for reasons related to the victims’ official duties;
c) Against children;
d) To conceal or shirk the handling of another crime.
Article 104.- Intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons
1. Those who intentionally injure or causes harm to the health of other persons with an infirmity rate of between 11% and 30%, or under 11% but in one of the following circumstances, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment:
a) Using dangerous weapons or tricks, causing harm to more than one person;
b) Causing minor permanent maim to the victims;
c) Committing the crime more than once against the same person or against more than one person;
d) Committing the crime against children, pregnant women, old and weak or sick persons or other persons incapable of self-defense;
e) Committing the crime against their own grand fathers, grand mothers, fathers, mothers, fosterers, teachers;
f) Committing the crime in an organized manner;
g) Committing the crime during time of custody, detention or whilst resident at re-education establishments;
h) Hiring other persons to cause injury or being hired to cause injury;
i) Being of hooligan character or dangerous recidivism;
j) In order to obstruct the person performing official duty or for the reasons of the victim’s official duty.
2. Committing the crime of inflicting injury on or causing harm to the health of, other persons with an infirmity rate of between 31% and 60%, or 11% and 30% but in one of the cases defined at Points from a to j, Clause 1 of this Article, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime of injuring or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of 61% or higher or leading to human death, or from 31% to 60% but in one of the cases defined at Points from a to j, Clause 1 or this Article, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime, thus leading to the death of more than one person or in other particularly serious cases, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment or life imprisonment.
Article 105.- Intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons due to strong provocation
1. Those who intentionally injure or cause harm to the health of other persons with an infirmity rate of from 31% to 60% whilst provoked as a result of serious illegal acts of the victims towards such persons or their next of kin, shall be sentenced to warning, non-custodial reform for up to one year or between six months and two years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) Against more than one person;
b) Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of 61% or higher, or leading to human death or in other particularly serious cases.
Article 106.- Intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of, other persons due to an excess of legitimate defense limit
1. Those who intentionally inflict injury on or cause harms to the health of other persons with an infirmity rate of 31% or higher or leading to human death due to the excess of legitimate defense limit shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or to prison term of between three months and one year.
2. Committing the crime against more than one person, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment.
Article 107.- Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons while performing official duty
1. Those who, while performing their official duties, resort to violence outside the scope permitted by law, thus inflicting injury on or causing harm to the health of, other persons with an infirmity rate of 31% or higher shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months’ and three years of imprisonment.
2. Committing the crime against more than one person, the offenders shall be sentenced to between two years’ and seven years of imprisonment.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 108.- Unintentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons
1. Those who unintentionally inflict injury on or cause harm to the health of other persons with an infirmity rate of 31% or higher shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or imprisonment of between three months and two years.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 109.- Unintentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons due to breach of professional or administrative regulations
1. Those who unintentionally inflict injury on or cause harm to the health of other persons with an infirmity rate of 31% or higher due to a breach of professional or administrative regulations shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 110.- Ill-treating other persons
1. Those who cruelly treat persons dependent on them shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or imprisonment of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one year and three years of imprisonment:
a) Against aged persons, children, pregnant women or disabled persons;
b) Against more than one person.
1. Those who use violence, threaten to use violence or take advantage of the victims state of being unable for self-defense or resort to other tricks in order to have sexual intercourse with the victims against the latter’s will shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Against a person whom the offender has the responsibility to look after, educate and/or medically treat;
c) More than one person rapes a person;
d) Committing the crime more than once;
e) Against more than one person;
f) Being of an incestuous nature;
g) Making the victim pregnant;
h) Causing harm to the health of the victim with an infirmity rate of between 31% and 60%;
i) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be subject to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Causing harm to the health of the victim with an infirmity rate of 61% or higher;
b) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV;
c) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. Committing rape against a juvenile aged between full 16 and under 18 years old, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
Committing the crime in one of the circumstances stipulated in Clause 2 or Clause 3 of this Article, the offenders shall be subject to the penalties specified in such clauses.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 112.- Rape against children
1. Those who rape children aged between full 13 years and under 16 years shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment:
a) Being of incestuous nature;
b) Making the victim pregnant;
c) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
d) Against a person whom the offender has the responsibility to look after, educate or medically treat;
e) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) In an organized manner;
b) More than one person rapes a person;
c) Committing the crime more than once;
d) Committing the crime against more than one person;
e) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of 61% or higher;
f) Committing the crime though the offenders know that they are infected with HIV;
g) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. All cases of having sexual intercourse with children under 13 years old are considered rape against children and the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for from one to five years.
Article 113.- Forcible sexual intercourse
1. Those who employ trickery to induce persons dependent on them or persons being in dire straits to have sexual intercourse with them against their will shall be sentenced to between six months and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Many persons compel one person to have sexual intercourse with them;
b) Committing forcible sexual intercourses more than once;
c) Committing forcible sexual intercourses against more than one person;
d) Being of incestuous nature;
e) Making the victim pregnant;
f) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
g) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and eighteen years of imprisonment:
a) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of 61% or higher;
b) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV;
c) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. Committing forcible sexual intercourses against juveniles aged over 16 years and under 18 years old, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Committing the crime in one of the circumstances stipulated in Clause 2 or Clause 3 of this Article, the offenders shall be subject to the penalties specified in such clauses.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 114.- Forcible sexual intercourse with children
1. Those who have forcible sexual intercourse with children aged from full 13 years to under 16 years shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Incest;
b) Making the victim pregnant;
c) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
d) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) More than one person commits forcible sexual intercourse against one person;
b) Committing the crime more than once;
c) Committing the crime against more than one person;
d) Causing harm to the victim’s health with an infirmity rate of 61% or higher;
e) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV;
f) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 115.- Having sexual intercourse with children
1. Any adults having sexual intercourse with children aged from full 13 to under 16 shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one person;
c) Being of an incestuous nature;
d) Making the victim pregnant;
e) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of from 31% to 60%.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Causing harm to the victim’s health with an infirmity rate of 61% or higher;
b) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV.
Article 116.- Obscenity against children
1. Those adults who commit obscene acts against children shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one child;
c) Against a child whom the offender has the responsibility to take care of, educate or medically treat;
d) Causing serious consequences;
e) Serious recidivism.
3. Committing the crime with serious consequences or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and twelve years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 117.- Spreading HIV to other persons
1. Those who know that they are infected with HIV and intentionally spread the disease to other persons shall be sentenced to between one and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment:
a) Against more than one person;
b) Against juveniles;
c) Against the doctors or medical workers who directly give medical treatment to them;
d) Against persons performing their official duties or for reasons of the victims official duties.
Article 118.- Intentionally spreading HIV to other persons
1. Those who intentionally spread HIV to other persons in cases other than those defined in Article 117 of this Code shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Against more than one person;
c) Against juveniles;
d) Against persons performing their official duties or for reasons of the victims official duties;
e) Abusing their professions.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 119.- Trafficking in women
1. Those who traffic in women shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and twenty years of imprisonment:
a) Trading in women for the purpose of prostitution;
b) In an organized manner;
c) Being of professional characters;
d) For the purpose of sending them overseas;
e) Trafficking in more than one person;
f) Trafficking more than once.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million and fifty million dong, to probation or residence ban for one to five years.
Article 120.- Trading in, fraudulently exchanging or appropriating children
1. Those who trade in, fraudulently exchange or appropriate children in any form shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
2. Committing such crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Being of professional character;
c) For despicable motivation;
d) Trading in, fraudulently exchanging or appropriating more than one child;
e) For the purpose of sending them abroad;
f) For use for inhumane purposes;
g) For use for prostitution purposes;
h) Dangerous recidivism;
i) Causing serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years or subject to probation for one to five years.
Article 121.- Humiliating other persons
1. Those who seriously infringe upon the dignity or honor of other persons shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one person
c) Abusing positions and/or powers;
d) Against persons who are performing their official duties;
e) Against persons who educate, nurture, look after or medically treat them.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
1. Those who trump up or spread stories knowing them to be fabricated in order to infringe upon the honor or damage the legitimate rights and interests of other persons or make up a story that other persons commit crimes and denounce them before the competent agencies shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to from one to seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing their positions and powers;
c) Against more than one person;
d) Against their own grand fathers, grand mothers, fathers, mothers or persons who teach, nurture, look after, educate and/or medically treat them;
e) Against persons who are performing their official duties;
f) Slandering other persons about committing very serious or particularly serious crimes.
3. The offenders may also be subject to a fine of between one million and ten million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.