Chương III Bộ luật hình sự 1999: Tội phạm
Số hiệu: | 15/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2000 |
Ngày công báo: | 29/02/2000 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
Article 8.- Definition of crime
1. A crime is an act dangerous to the society prescribed in the Penal Code, committed intentionally or unintentionally by a person having the penal liability capacity, infringing upon the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland, infringing upon the political regime, the economic regime, culture, defense, security, social order and safety, the legitimate rights and interests of organizations, infringing upon the life, health, honor, dignity, freedom, property, as well as other legitimate rights and interests of citizens, and infringing upon other socialist legislation.
2. Based on the nature and extent of danger to the society of acts prescribed in this Code, crimes are classified into less serious crimes, serious crimes, very serious crimes and particularly serious crimes,
3. Less serious crimes are crimes which cause no great harm to society and the maximum penalty bracket for such crimes is three years of imprisonment; serious crimes are crimes which cause great harm to society and the maximum penalty bracket for such crimes is seven years of imprisonment; very serious crimes are crimes which cause very great harm to society and the maximum penalty bracket for such crimes is fifteen years of imprisonment; particularly serious crimes are crimes which cause exceptionally great harms to society and the maximum penalty bracket for such crimes shall be over fifteen years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
4. Acts showing signs of crime but which pose minimal danger to society are not crimes and shall be handled by other measures.
Article 9.- Intentional commission of crimes
The intentional commission of a crime is commission of crime in the following circumstances:
1. The offenders are aware that their acts are dangerous to society, foresee the consequences of such acts and wish such consequences to occur;
2. The offenders are aware that their acts are dangerous to society, foresee the consequences that such acts may entail and do not wish, but consciously allow, such consequences to occur.
Article 10.- Unintentional commission of crimes
The unintentional commission of a crime is commission of crime in the following circumstances:
1. The offenders foresee that their acts may cause harmful consequences to society, but think that such consequences shall not occur or can be warded off;
2. The offenders do not foresee that their acts may cause harmful consequences to the society though they must have foreseen or did foresee such consequences.
Article 11.- Unexpected events
Persons who commit acts which cause harmful consequences to the society due to unexpected events, namely in circumstances which they cannot, or are not compelled to, foresee the consequences of such acts, shall not have to bear penal liability therefor.
Article 12.- Ages subject to penal liability
1. Persons aged full 16 or older shall have to bear penal liability for all crimes they commit.
2. Persons aged full 14 or older but under 16 shall have to bear penal liability for very serious crimes intentionally committed or particularly serious crimes.
Article 13.- The state of having no penal liability capacity
1. Persons who commit acts dangerous to the society while suffering from mental disease or disease which deprives them of their capability to be aware of or to control their acts, shall not have to bear penal liability therefor; to these persons, the measure of enforced hospitalization shall apply.
2. Persons who commit crimes while having penal liability but falling into the state prescribed in Clause 1, of this Article, before being sentenced, shall be subjected to enforced hospitalization. After recovering from the illness, such persons may bear penal liability.
Article 14.- Committing crimes while in the state of being intoxicated due to the use of alcohol or other strong stimulants
Persons who commit crimes while in the state of being intoxicated due to the use of alcohol or other strong stimulants shall still bear penal liability therefor.
Article 15.- Legitimate defense
1. Legitimate defense is an act of persons who, for the purpose of protecting the interests of the State and/or organizations, as well as the legitimate rights and interests of their own or other persons, need to fight against persons who are committing acts infringing upon the interests of the above-mentioned.
Legitimate defense is not a crime.
2. Acting beyond the prescribed legitimate defense limit is the act of fighting back in a manner incompatible with the nature and the extent of danger posed to the society by the act of infringement.
Persons who act beyond the limit of legitimate defense shall bear penal liability therefor.
Article 16.- Urgent circumstances
1. The urgent circumstance is the circumstance in which persons who, because of wanting to ward off a danger practically jeopardizing the interests of the State and/or organizations, the legitimate rights and interests of their own or other persons and having no other alternatives, have to cause damage smaller than the damage to be warded off.
Acts causing damage in urgent circumstances are not crimes.
2. Where the damage caused is obviously beyond the requirement of the urgent circumstance, the persons who cause such damage shall bear penal liability therefor.
Article 17.- Preparation for crime commission
Preparation for crime commission is to search for, prepare instruments or create other conditions for committing crimes.
Persons who prepare for the commission of a very serious crime or a particularly serious crime shall bear penal liability for their attempted crime.
Article 18.- Incompleted commission of a crime
Incompleted commission of a crime is an intentional commission of a crime which cannot be carried out to the end due to causes beyond the control of the offender.
Persons who commit incompleted crimes shall bear penal liability therefor.
Article 19.- Voluntary termination of unfinished crimes
To voluntarily terminate the commission of a crime is to refuse at one’s own will to carry out a crime to the end though nothing stands in the way.
A person who voluntarily terminates the commission of a crime shall be exempt from penal liability for the attempted crime; if the act actually committed fully consists of elements of another crime, such person shall bear penal liability for such crime.
1. Complicity is where two or more persons intentionally commit a crime.
2. The organizers, executors, instigators and helpers are all accomplices.
The executors are those who actually carry out the crimes.
The organizers are those who mastermind, lead and direct the execution of crimes.
The instigators are those who incite, induce and encourage other persons to commit crimes.
The helpers are those who create spiritual or material conditions for the commission of crimes.
3. The organized commission of a crime is a form of complicity with close collusion among persons who jointly commit the crime.
Article 21.- Concealment of crimes
Any person who, though having not earlier promised anything, knows a crime has been committed and conceals the offender, traces and/or exhibits of the crime or commits the act of obstructing the detection, investigation and/or handling of the offender, shall bear penal liability for the concealment of crime as provided for by this Code.
Article 22.- Non-denunciation of crimes
1. Any person who knows a crime is being prepared, carried out or has been completed but fails to denounce it shall bear penal liability for having failed to denounce it as provided for in Article 313 of this Code.
2. The grand-father, grand-mother, father, mother, offspring, grandchild, sibling, wife or husband of an offender, who fails to denounce the latter’s crime, shall bear penal liability only in cases of failing to denounce crimes against national security or particularly serious crimes prescribed in Article 313 of this Code.