Số hiệu: | 15/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2000 |
Ngày công báo: | 29/02/2000 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Article 1.- The tasks of the Penal Code
The Penal Code has the tasks of protecting the socialist regime, the people’s mastership, equality among people of various nationalities, the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens and organizations, protecting the socialist law order, opposing all acts of criminal offense; at the same time educating people in the sense of law observance and struggle to prevent and combat crime.
In order to carry out such tasks, the Penal Code defines crimes and the penalties for offenders.
Article 2.- Basis of penal liabilities
Only those persons who have committed crimes defined by the Penal Code shall bear the penal liabilities therefor.
Article 3.- Handling principles
1. All acts of criminal offenses must be timely detected and handled in a prompt, just and enlightened manner in strict accordance with laws.
2. All offenders are equal before the law, regardless of their sex, nationality, beliefs, religion, social class and status.
To severely penalize conspirators, ringleaders, commanders, die-hard opposes, wrong-doers, hooligans, dangerous recidivists, those who have abused their positions and powers to commit crimes and those who have committed crimes with treacherous ploys, in an organized and professional manner, with intention to cause serious consequences.
To grant leniency to persons who make confessions, make honest declarations, denounce accomplices, redeem their faults with achievements, show repentance, voluntarily right themselves or make compensation for damage they have caused.
3. For first-time offenders of less serious crimes, who have shown their repentance, penalties lighter than imprisonment may be imposed, and they may be placed under the supervision and education of agencies, organizations or families.
4. For persons sentenced to imprisonment, they must be compelled to serve their sentences in detention camps, to labor and study so as to become persons useful to society; if they make marked progress, they shall be considered for commutation of their penalties.
5. Persons who have completely served their sentences shall be given conditions to work and live honestly, to integrate themselves into the community, and when they fully meet the conditions prescribed by law, their criminal records shall be wiped.
Article 4.- Responsibility to struggle for crime prevention and combat
1. The police, procuracy, court, judicial and inspection bodies and other concerned agencies shall fulfill their respective functions and tasks and at the same time guide and assist other State bodies, organizations and citizens in preventing and combating crime as well as in supervising and educating offenders at community level.
2. The agencies and organizations have a duty to educate people under their respective management in raising their vigilance, the sense of law protection and observance, and respect for the regulations of socialist life; to take timely measures to eliminate the causes of and conditions for committing crimes in their respective agencies and organizations.
3. All citizens have the obligation to actively participate in the struggle to prevent and combat crimes.