Chương V Bộ luật hình sự 1999: Hình phạt
Số hiệu: | 15/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2000 |
Ngày công báo: | 29/02/2000 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Article 26.- Definition of penalty
Penalty is the most severe coercive measure applied by the State so as to strip or restrict the rights and interests of the offenders.
Penalties are provided for in the Penal Code and decided by the court.
Article 27.- The purpose of penalty
Penalties aim not only to punish offenders but also to rehabilitate them into persons useful to society and having the sense of observing laws and regulations of the socialist life, preventing them from committing new crimes. Penalties also aim to educate other people to respect laws and prevent and combat crimes.
Penalties include principal penalties and additional penalties.
1. The principal penalties include:
a) Warning;
b) Fine;
c) Non-custodial reform;
d) Expulsion;
e) Termed imprisonment;
f) Life imprisonment;
g) Death penalty.
2. The additional penalties include:
a) Ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs;
b) Ban on residence;
c) Probation;
d) Deprivation of some civic rights
e) Confiscation of property;
f) Fine, when it is not applied as a principal penalty;
g) Expulsion, when it is not applied as a principal penalty.
3. For each offense, the offender shall be subject to only one principal penalty and may be subject to one or more additional penalties.
Warning applies to offenders of less serious crimes involving extenuating circumstances not warranting penalty exemption.
1. Fine is applied as a principal penalty to offenders of less serious crimes of infringing upon the economic management order, public order, administrative management order and a number of other crimes prescribed by this Code.
2. Fine is applied as an additional penalty to persons who commit corruption or drug-related crimes or other crimes prescribed by this Code.
3. The fine level shall depend on the nature and seriousness of the crimes committed and take into account the property situation of the offenders and the fluctuation of prices, but must not be lower than one million dong.
4. The fine money can be paid in a lump sum or installments within the time limits decided by the courts in judgements.
Article 31.- Non-custodial reform
1. Non-custodial reform of between six months and three years applies to persons committing less serious crimes or serious crimes prescribed by this Code who have stable working places or clear residence places if it is deemed unnecessary to separate the offenders from society.
If a sentenced person has been held in custody and/or detained, the time spent in custody and/or detention shall be subtracted from the total period of their non-custodial reform, with one day of custody and/or detention being equal to three days of non-custodial reform.
2. The courts shall assign the persons subject to non-custodial reform to the agencies or organizations where such persons work or to the authorities of the places where such persons permanently reside for supervision and education. The sentenced person’s families shall have to coordinate with agencies, organizations and local authorities in the supervision and education of such persons.
3. The sentenced persons shall have to perform a number of duties according to the provisions on non-custodial reform and be subject to between 5% and 20% deduction of their incomes for remittance into the State’s fund. For special cases, the courts may order the exemption of income deduction, but must clearly inscribe the reasons for such exemption in the judgement.
Expulsion means to order sentenced foreigners to depart from the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Expulsion is applied by courts either as a principal penalty or an additional penalty, depending on each specific case.
Article 33.- Termed imprisonment
Termed imprisonment means forcing the sentenced persons to serve their penalties at detention camps for a certain period of time. The termed imprisonment for persons who commit one crime shall range from the minimum level of three months to the maximum level of twenty years.
Time spent in custody and/or detention prior to sentencing shall be subtracted from the duration of the term of imprisonment penalty with one day of custody and/or detention being equal to one day of imprisonment.
Article 34.- Life imprisonment
Life imprisonment is the penalty of indefinite imprisonment applicable to persons who commit particularly serious crimes, but not so as to warrant being sentenced to death.
Life imprisonment shall not apply to juvenile offenders.
Death penalty is a special penalty only applied to persons committing particularly serious crimes.
Death penalty shall not apply to juvenile offenders, pregnant women and women nursing children under 36 months old at the time of committing crimes or being tried.
Death penalty shall not apply to pregnant women and women nursing their children under 36 months old. For these cases, the death penalty shall be converted into life imprisonment.
In cases where persons sentenced to death enjoy commutation, the death penalty shall be converted into life imprisonment.
Article 36.- Ban from holding certain posts, ban from practicing certain occupations or doing certain jobs
The ban from holding certain posts, ban from practicing certain occupations or doing certain jobs shall apply when it is deemed that to allow the sentenced persons to hold such posts, practice such occupations or do such jobs, may cause harm to society.
The ban duration ranges from one year to five years from the date the imprisonment penalty is completely served or the judgement takes legal effect if the principal penalty is a warning, fine, non-custodial reform or in cases where persons are sentenced to a suspended sentence.
Article 37.- Ban from residence
Ban from residence means forcing persons sentenced to imprisonment not to take temporary or permanent residence in certain localities.
The residence ban duration ranges from one year to five years from the date the imprisonment penalty is completely served.
Probation means forcing the sentenced persons to reside, earn their living and reform themselves in a certain locality under the supervision and education of the local administration and people. During the probation period, the sentenced persons must not leave their residence places and are deprived of a number of civic rights according to Article 39 of this Code and banned from practicing certain occupations or doing certain jobs.
Probation applies to persons who commit crimes infringing upon national security, dangerous recidivists or in other cases stipulated by this Code.
The probation duration ranges from one year to five years from the date the imprisonment penalty is completely served.
Article 39.- Deprivation of certain civic rights
1. A Vietnamese citizen sentenced to imprisonment for his/her crime of infringing upon national security or committing another crime prescribed by this Code shall be deprived of the following civic rights:
a) The right to stand for election and to elect deputies to the State power bodies;
b) The right to work in the State bodies and to render service in the people’s armed forces.
2. The time limits for civic right deprivation range from one year to five years after the imprisonment penalty is completely served or the judgement takes legal effect in casew where the sentenced person enjoys a suspended sentence.
Article 40.- Confiscation of property
Confiscation of property means to confiscate part or whole of the sentenced person’s property for remittance into the State’s fund. The property confiscation shall apply only to persons sentenced for serious crimes, very serious crimes or particularly serious crimes prescribed by this Code.
When all their property is confiscated, the sentenced persons and their families shall still be left with conditions to live.