Chương VI Bộ luật hình sự 1999: Các biện pháp tư pháp
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 15/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2000 |
Ngày công báo: | 29/02/2000 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khỏan 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.
Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Article 41.- Confiscation of objects and money directly related to crimes
1. The property confiscation for State funds shall apply to:
a) Tools and means used for the commission of crimes;
b) Objects or money acquired through the commission of crime or the trading or exchange of such things;
c) Objects banned from circulation by the State.
2. Things and/or money illegally seized or used by offenders shall not be confiscated but returned to their lawful owners or managers.
3. Things and/or money of other persons, if these persons are at fault in letting offenders use them in the commission of crimes, may be confiscated for State funds.
Article 42.- Return of property, repair or compensation for damage; compelling to make public apologies
1. Offenders must return appropriated property to their lawful owners or managers and repair or compensate for material damage determined as having been caused by their offenses.
2. In case of moral damage caused by the offense, the court shall compel the offenders to make material compensation and public apologies to the victims.
Article 43.- Compulsory medical treatment
1. For persons who commit acts dangerous to society while they are suffering from the diseases prescribed in Clause 1, Article 13 of this Code, depending on the procedural stages, the procuracies or the court, basing themselves on the conclusion of the Medical Examination Council, may decide to send them to specialized medical establishments for compulsory medical treatment; if deeming it unnecessary to send them to specialized medical establishments, it may assign such persons to the care of their families or guardians under the supervision of competent State bodies.
2. For persons who commit crimes while having penal liability capacity but, before being sentenced, they have suffered from illness to the extent of losing their cognitive capability or the capability to control their acts, the courts, basing themselves on the conclusion of the Medical Examination Council, may decide to send them to specialized medical establishment for compulsory treatment. After their recovery from illness, such persons may bear penal liability.
3. For persons who are serving their penalties but are suffering from illness to the extent of losing their cognitive capability or the capability to control their acts, the courts, basing themselves on the conclusion of the Medical Examination Council, may decide to send them to specialized medical establishments for compulsory treatment. After their recovery from illness, such persons shall continue serving their penalties, if they have no reasons for exemption from serving their penalties.
Article 44.- The compulsory medical treatment duration
Based on the conclusion of the medical treatment establishments, if the persons compelled to have medical treatment as provided for in Article 43 of this Code have recovered from illness, depending on the procedural stages, the procuracies or the courts shall consider and decide to suspend the application of this measure.
The compulsory medical treatment duration shall be subtracted from the term of imprisonment imposed.