Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau: Cái đói đã tiến đến xóm này tự lúc nào

Trả lời câu 2 trang 38 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 11.

1 2,763 17/04/2023


Giải Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Thực hành tiếng Việt trang 36

Câu 2 trang 38 Ngữ văn 11 Tập 1: Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:

Cái đói đã tiến đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế dặt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều cho. Người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. […]

Ngã tư xóm chợ về chiều cũng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây  gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

(Kim Lân, Vợ nhặt) 

Trả lời:

Trong đoạn văn trên, tác giả đã rất dụng công trong việc trau chuốt từ ngữ, cấu trúc để gợi lên khung cảnh tang tóc, thê lương của xóm ngụ cư khi cái đói tràn về. Câu văn ngắn cùng cách diễn đạt đơn giản “Người chết như ngả rạ.”, “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào”… Kết hợp với nhiều từ láy mang ý nghĩa biểu tượng “xác xơ”, “ngăn ngắt”, “úp súp”, “heo hút”… nhằm gợi lên một khung cảnh rùng rợn, tiêu điều, đáng thương mà ở đó con người dường như trở thành những bóng ma vật vờ, đợi chờ cái chết. Cái đói năm Ất Dậu đã tràn đến xóm ngụ cư, bao trùm lên cảnh vật và con người, gợi mở ra một tương lai đen tối, cái chết cận kề đang chờ đón họ. 

1 2,763 17/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: