Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì

Với giải câu hỏi phần kiến thức trang 63 sgk Sinh học lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 8. Mời các bạn đón xem:

1 419 13/12/2021


Giải Sinh học 8 Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu

Câu hỏi phần kiến thức trang 63 sgk Sinh học lớp 8:  Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì? Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garô?

Lời giải:

Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì  (ảnh 1)

- Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô:

+ Trước khi đặt garo nên dùng vải quấn quanh da vùng định thắt để tránh xoắn và kẹt da phía dưới dây thắt.

+ Khi đặt vòng garo đầu tiên phải chặt nhất sau đó lực thắt giảm dần. Các vòng garo nằm cạnh nhau sao cho ko bị xoắn kẹp, đầu dây garo phải được cố định lại.

+ Trường hợp đặt garo đúng máu nhanh chóng ngừng chảy, chỉ trắng nhợt, phía dưới chỗ đặt garo mạch ko còn đập.

+ Nếu thắt garô quá chặt có thể gây dập nát tổ chức phần mềm, và cũng là nguyên nhân gây liệt chi.

+ Nếu đặt garo ko đủ chặt máu tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch (chỉ có thể tím thẫm).

+ Không được phép để garo lâu quá 1,5 - 2h, nếu lâu quá phần dưới garo sẽ bị hoại tử. Vì vậy khi đặt garo nhất thiết phải ghi giờ vào 1 tờ giấy và đặt tờ giấy vào chỗ đặt garo, cứ 1h nới lỏng garo 1 lần, nới từ từ mỗi lần khoảng 30 giây.

+ Chuyển bệnh nhân tới bệnh viện nhanh nhất có thể.

- Những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng biện pháp buộc day garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu.

Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì  (ảnh 1)

1 419 13/12/2021


Xem thêm các chương trình khác: