Giải Sinh học 8 Bài 26: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Lời giải bài tập Sinh học lớp 8 Bài 26: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 8 Bài 26. Mời các bạn đón xem:

1 2,285 15/12/2021
Tải về


 Giải Sinh học 8 Bài 26: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Bài 26: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

 Bảng 26-1. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt

Các ống nghiệm

Hiện tượng (độ trong)

Giải thích

Ống A

Không đổi

Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột

Ống B

Tăng lên

Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột

Ống C

Không đổi

Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột

Ống D

Không đổi

HCl đã hạ thấp độ pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột.

 Bảng 26-2. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt

Các ống nghiệm

Hiện tượng (Màu sắc)

Giải thích

Ống A1

Màu xanh

- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Khi đó tinh bột phản ứng với iot sẽ có màu xanh lam

Ống A2

Không màu nâu đỏ

- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Do đó khi không có đường tác dụng với dung dịch Strome sẽ không có phản ứng tạo màu nâu đỏ.

Ống B1

Không có màu

- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Đường không phản ứng với dung dịch Iot

Ống B2

Màu đỏ nâu

- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Đường phản ứng với dd Strome tạo ra màu nâu đỏ.

Ống C1

Màu xanh lam

- Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường.

- Khi đó tinh bột sẽ phản ứng với dd Iot tạo màu xanh lam.

Ống C2

Không có màu đỏ nâu

- Tinh bột không bị biến đổi, do vậy sẽ không có đường phản ứng với dd Strome

Ống D1

Màu xanh lam

Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit, tinh bột không bị biến đổi thành đường.

Ống D2

Không có màu đỏ nâu

Tinh bột không bị biến đổi, không tạo màu nâu đỏ khi phản ứng với dd Strome

 Câu hỏi phần kiến thức trang 86 sgk Sinh học lớp 8:

- Enzim trong nước bọt là gì?

- Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?

- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?

Lời giải:

- Enzim trong nước bọt có tên là enzim amilaza.

- Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantozơ.

- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ 370C.

Câu hỏi phần kĩ năng trang 86 sgk Sinh học lớp 8:

- Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?

Lời giải:

- Tiến hành thí nghiệm gồm 3 bước:

   + Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:

    • Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã

    • Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt

    • Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi

    • Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)

   + Bước 2: Tiến hành thí nghiệm: Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm

      Kết quả

Các ống nghiệm

Hiện tượng (độ trong)

Giải thích

Ống A

Không đổi

Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột

Ống B

Tăng lên

Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột

Ống C

Không đổi

Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột

Ống D

Không đổi

HCl đã hạ thấp độ pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột.

+ Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm

- Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:

     Ống A: thành Ống A1 và Ống A2

     Ống B: thành Ống B1 và Ống B2

     Ống C: thành Ống C1 và Ống C2

     Ống D: thành Ống D1 và Ống D2

- Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm

Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot (1%).

Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.

Kết quả

Các ống nghiệm

Hiện tượng (Màu sắc)

Giải thích

Ống A1

Màu xanh

- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Khi đó tinh bột phản ứng với iot sẽ có màu xanh lam

Ống A2

Không màu nâu đỏ

- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Do đó khi không có đường tác dụng với dung dịch Strome sẽ không có phản ứng tạo màu nâu đỏ.

Ống B1

Không có màu

- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Đường không phản ứng với dung dịch Iot

Ống B2

Màu đỏ nâu

- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.

- Đường phản ứng với dd Strome tạo ra màu nâu đỏ.

Ống C1

Màu xanh lam

- Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường.

- Khi đó tinh bột sẽ phản ứng với dd Iot tạo màu xanh lam.

Ống C2

Không có màu đỏ nâu

- Tinh bột không bị biến đổi, do vậy sẽ không có đường phản ứng với dd Strome

Ống D1

Màu xanh lam

Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit, tinh bột không bị biến đổi thành đường.

Ống D2

Không có màu đỏ nâu

Tinh bột không bị biến đổi, không tạo màu nâu đỏ khi phản ứng với dd Strome

- So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.

- Đặc điểm của hoạt động của enzim trong nước bọt:

+ So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:

 • Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 370C

 • Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 1000C

+ So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:

 • Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.

 • Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ pH < 7

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa 

Bài 31: Trao đổi chất

 

 

 

1 2,285 15/12/2021
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: