Năm 1968, Robert Edwards đã cho thụ tinh thành công trứng người trong phòng thí nghiệm. Sau đó, vào năm 1978, với sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa Patrick Steptoe

Lời giải Vận dụng trang 194 KHTN 9 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 9.

1 97 27/06/2024


Giải KHTN 9 Bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Vận dụng trang 194 KHTN 9:

- Năm 1968, Robert Edwards đã cho thụ tinh thành công trứng người trong phòng thí nghiệm. Sau đó, vào năm 1978, với sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa Patrick Steptoe, ông và cộng sự đã tạo ra đứa trẻ bằng thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ở Anh. Với thành công này, ông đã được trao giải Nobel vào năm 2010.

- Năm 2018, một nhà khoa học đã công bố kết quả về việc sử dụng kĩ thuật CRISPR-Cas9 chỉnh sửa gene của phôi thai để tạo ra hai đứa bé gái sinh đôi có khả năng đề kháng với HIV. Với công bố này, tháng 12 năm 2019, ông đã bị toà án kết án ba năm tù vì tội vi phạm vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.

Theo em, tại sao cả hai nghiên cứu đều được thực hiện trên người nhưng nghiên cứu của Robert Edwards không vi phạm đạo đức sinh học?

Năm 1968, Robert Edwards đã cho thụ tinh thành công trứng người trong phòng thí nghiệm

Trả lời:

- Nghiên cứu của Robert Edwards vào năm 1968 và 1978 về thụ tinh trong ống nghiệm không bị xem là vi phạm đạo đức sinh học vì Edwards và đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu chính là giúp các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, điều này được xem là một ứng dụng y học có ích và mang lại lợi ích cho xã hội.

- Trong khi đó, nghiên cứu sử dụng CRISPR-Cas9 để chỉnh sửa gene của phôi thai với mục đích tạo ra bé gái sinh đôi có khả năng đề kháng với HIV là vi phạm đạo đức sinh học vì nghiên cứu này làm dấy lên lo ngại về sự rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện, có thể gây ra những đột biến không mong muốn, ảnh hưởng đến quyền lợi con người.

1 97 27/06/2024