Lý thuyết Tin học 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 4: Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 8.

1 3,979 22/08/2023


Lý thuyết Tin học 8 Bài 4: Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

A. Lý thuyết Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

1. Biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Công nghệ kĩ thuật số mang đến cho em rất nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn những vấn nạn nhất định. Đó là những biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức hoặc thậm chí vi phạm pháp luật của người sừ dụng hay người tạo ra những nội dung số. Có thể kể ra một số biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số như:

+ Quay phim trong rạp chiếu phim.

+ Chụp ảnh ở nơi không cho phép (Hình 4.1).

+ Ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện.

+ Tải về máy tính cá nhân các tệp bài hát, video có bản quyền để sử dụng mà chưa được phép

+ Sao chép thông tin từ một trang web và coi đó là của mình.

+ Sử dụng phần mềm bẻ khoá.

+ Phát trực tiếp (livestream) hoặc chia sẻ các vụ bạo lực học đường. Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép.

+ Tham gia, chia sẻ, quảng cáo cho các trang web cổ vũ bạo lực, đánh bạc,...

Em cần tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những hiểu biết, những kiến thức pháp luật (Hình 4.2) để có nhận thức đúng đắn và bào đảm rằng mình sử dụng công nghệ kĩ thuật số có trách nhiệm, ưánh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực về văn hoá, đạo đức của xã hội.

2. Trung thực khi tạo ra sản phẩm số

Có nhiều dạng sản phẩm số mà em có thể tạo ra (Hình 4.3), đáp ứng sở thích cũng như nhu cầu học tập, kết nối bạn bè.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số (ảnh 1)

Nhờ công nghệ kĩ thuật số và các thiết bị điện tử thông minh, việc tạo ra các sản phẩm số rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, em cần phải bảo đảm được sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hoá và không vi phạm pháp luật. Để thực hiện được việc đó em cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và chú ý một số điều sau:

+ Luôn trung thực trong quá trình tạo ra sản phẩm số: không sử dụng thông tin giả, thông tin không đáng tin cậy; không sao chép, chình sửa thông tin của người khác rồi coi là của minh, ở tình huống khởi động của bài, nếu An làm theo trường hợp 1, không hỏi ý kiến Khoa mà chình sửa ảnh rồi viết chú thích làm người xem ảnh hiểu nhầm là An đã đến địa điểm trong ảnh, không ghi chú tác giả bức ảnh là Khoa thì đó là một việc không trung thực. Mặc dù việc này không vi phạm pháp luật nhưng vi phạm đạo đức.

+ Nên sử dụng thông tin do mình tự tạo (tự quay video, chụp ảnh, viết nội dung,...), không sử dụng các thông tin có bản quyền nếu chưa mua hoặc xin phép.

+ Nội dung và hình thức của sản phẩm tạo ra không được vi phạm các quy định, chuẩn mực về đạo đức, văn hoá trong xà hội nói chung. Ví dụ: chì dùng ngôn ngữ lịch sự, không dùng các hình ảnh giật gân, không tiết lộ thông tin cá nhân của người khác,...

B. Bài tập Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế

Lý thuyết Bài 6: Sắp xếp và lọc dữ liệu

Lý thuyết Bài 7: Trực quan hoá dữ liệu

Lý thuyết Bài 8a: Làm việc với danh sách dạng liệt kê và hình ảnh trong văn bản

Lý thuyết Bài 9a: Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản

1 3,979 22/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: