Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6 (Kết nối tri thức): Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 7.

1 5,168 10/01/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

a. Sự hình thành:

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, trên cơ sở các vương quốc phong kiến đã hình thành ở giai đoạn trước, các vương quốc này tiếp tục phá triển:

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan thống nhất lãnh thổ.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á  từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (thuộc Mi-an-ma ngày nay)

+ Trên lưu vực sông Chao Phray-a, có Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.

+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.

+ Trên đảo Xu-ma-tra, Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh.

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các dân tộc người trong kháng chiến chống ngoại xâm, dẫn đến sự ra đời của một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất, hình thành một số vương quốc phong kiến lớn hơn:

+ Vương quốc A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay, thành lập quốc gia thống nhất.

+ Vương quốc Lan Xang được thành lập.

+ Dưới thời Vương triều Mô-gô-pa-hít, nhiều nước nhỏ trên hai đảo Xu-ma-tra và Gia-va.

+ Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập và ngày càng hưng thịnh.

b. Sự phát triển:

- Chính trị:

+ Bộ máy nhà nước dần được củng cố; quyền lực của nhà vua được tăng cường.

+ Luật pháp cũng ngày càng được hoàn thiện.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển

+ Hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển.

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a) Tín ngưỡng – tôn giáo

- Phật giáo: từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia,…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á  từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Công viên lịch sử Su-khô-thay – trung tâm Phật giáo lớn nhất Thái Lan thế kỉ XIV

- Hồi giáo: du nhập vào Đông Nám Á vào thế kỉ XII – XIII; hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo ra đời và Hồi giáo trở thành quốc giáo.

b) Chữ viết – văn học

- Chữ viết:

+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn

+ Khoảng thế kỉ XIV, chữ Lào ra đời

+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm,…

- Văn học:

+ Văn học dân gian phát triển, đa dạng và phong phú về thể loại

+ Văn học chữ viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Sách của các ông vua, trường ca Ne-ga-rắc Re-ta-ga-ma (In-đô-nê-xi-a); Truyện sử Mã Lai (Mã Lai)…

c) Kiến trúc, điêu khắc

- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng đã trở thành các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á  từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)

- Điêu khắc và tạc tượng: thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Vương quốc Lào

Lý thuyết Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia

Lý thuyết Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)

Lý thuyết Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)

Lý thuyết Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

1 5,168 10/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: