Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Ai Cập cổ đại

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 6: Ai Cập cổ đại ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 15 24/02/2023


Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, nằm bên lưu vực sông Nin.

- Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào, là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng ở Ai Cập cổ đại.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI

- Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất nhà nước Ai Cập cổ đại.

 - Đứng đầu   nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông có quyền lực tối cao.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm và cai trị Ai Cập cổ đại.

III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

- Chữ viết: khắc chữ tượng hình nên các phiến đá, giấy pa-pi-rút

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

- Toán học: giỏi về hình học.

- Kiến trúc và điêu khắc: Kim tự tháp, tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

- Y học: giỏi về giải phẫu học, có kiến thức về các loại thuốc thảo mộc, tinh dầu…

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

Câu 1: Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực con sông nào ?

A. Hoàng Hà.

B. Nin.

C. Ơ-phrat và Ti-gro

D. Trường Giang.

Đáp án: C

Giải thích: Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực sông Nin.

Câu 2: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: B

Giải thích: Ngành kinh tế chủ yếu của Ai Cập cổ đại là nông nghiệp.

Câu 3: Đối với Ai Cập cổ đại, sông Nin không có vai trò nào sau đây?

A. Là tuyến đường giao thông giữa các vùng.

b. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

c. Giúp điều hòa khí hậu, khiến khí hậu Ai Cập ấm áp hơn.

D. Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Đối với Ai Cập, sông Nin là tuyến đường giao thông giữa các vùng, bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn và cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc của châu lục nào?

A. châu Phi

B. châu Á

C. châu Âu

D. châu Mĩ

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi.

Câu 5: Các công xã nông thôn của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là gì ?

A. Nôm.

B. Bản.

C. Xóm.

D. Chiềng, chạ.

Đáp án: A

Giải thích: Cư dân Ai Cập cổ đại sống theo từng công xã gọi là Nôm.

Câu 6: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào ?

A.3200 TCN.

B.3100 TCN

C.3300 TCN

D. 3000 TCN.

Đáp án: A

Giải thích: Khoảng 3200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại.

Câu 7: Vị vua nào đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập ?

A. Shits-đác-ta Go-ta-ma.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Na-mơ (hoặc Mê-nét).

D. Mô-ha-mét.

Đáp án: C

Giải thích: Khoảng 3200 TCN, vua Na-mơ (hoặc Mê-nét) đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập.

Câu 8: Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào khoảng thời gian nào?

A. Năm 20 TCN.

B. Năm 30 TCN.

C. Năm 40 TCN.

D. Năm 60 TCN

Đáp án: B

Giải thích: Năm 30 TCN , người La Mã xâm chiếm Ai Cập , nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.

Câu 9: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là 

A. Pha-ra-ông.

B. Thiên tử.

C. En-xi.

D. Ra-gia.

Đáp án: B

Giải thích: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông.

Câu 10: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là 

A. chữ Phạn.

B. chữ số La Mã.

C. chữ tượng hình.

D. chữ hình nêm

Đáp án: C

Giải thích: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 15 24/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: