Lý thuyết KTPL 10 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thuế

Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 6: Thuế ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KTPL 10.

1 921 lượt xem


Lý thuyết KTPL 10 Bài 6: Thuế

A. Lý thuyết KTPL 10 Bài 6: Thuế

1. Thuế và vai trò của thuế

a) Thuế là gì?

- Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các chủ thể kinh tế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thuế

Thuế - lệ phí đối với doanh nghiệp (minh họa)

b) Vai trò của thuế

Thuế có các vai trò:

- Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

- Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

2. Một số loại thuế phổ biến

- Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập cá nhân.

+ ...

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thuế

- Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu có:

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

+ Thuế bảo vệ môi trường.

+ ...

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thuế

Thuế bảo vệ môi trường (minh họa)

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế

- Công dân có nghĩa vụ khai và nộp thuế đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn.

- Công dân được hưởng lợi ích từ thuế qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp.

- Những thông tin về thuế có trong Luật Quản lí thuế năm 2019 và các luật, nghi định về thuế có liên quan.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thuế

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 10 Bài 6: Thuế

Câu 1. Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của thuế?

A. Kiềm chế lạm phát.

B. Điều tiết kinh tế.

C. Kích thích đầu tư.

D. Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ.

Đáp án đúng là: D

Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ không thuộc vai trò của thuế.

Thuế được sử dụng như một công cụ quan trọng huy động nguồn lực tài chính, điều tiết kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, điều tiết thu nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

A. Thuế thu nhập cá nhân.

B. Thuế giá trị gia tăng.

C. Thuế nhập khẩu.

D. Thuế hộ gia đình.

Đáp án đúng là: D

Thuế hộ gia đình không thuộc một trong các loại thuế của nước ta.

Câu 3. Phương án nào sau đây thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

A. Thuế thu nhập cá nhân.

B. Thuế lao động.

C. Thuế lao động nước ngoài.

D. Thuế bình ổn giá.

Đáp án đúng là: A

Thuế thu nhập cá nhân  thuộc một trong các loại thuế của nước ta.

Câu 4. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: C

Thuế thu nhập cá nhân: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi chi trả phần thu nhập này cho người lao động, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế. Bởi vậy, doanh nghiệp phải kê khai và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân đó vào ngân sách nhà nước.

Câu 5. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là

A. thuế.

B. vốn đầu tư nước ngoài.

C. lệ phí.

D. phí.

Đáp án đúng là: A

Thuế là nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước.

Câu 6. Phương án nào dưới đây nói đến vai trò của thuế?

A. Tăng cường lạm phát.

B. Điều tiết thu nhập.

C. Mở rộng thị trường.

D. Hỗ trợ an sinh.

Đáp án đúng là: B

Thuế được sử dụng như một công cụ quan trọng huy động nguồn lực tài chính, điều tiết kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, điều tiết thu nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Câu 7. Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: A

Thuế giá trị gia tăng: Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Câu 8. Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên phải nộp thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế nhập khẩu.

Đáp án đúng là: D

Thuế nhập khẩu: Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên vẫn phải nộp thuế nhập khẩu.

Câu 9. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

Đáp án đúng là: C

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Câu 10. Vì sao xe ô tô phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

A. Vì xe ô tô gây ô nhiễm do khí thải tạo ra khi sử dụng xăng dầu.

B. Vì xe ô tô là phương tiện giao thông được sử dụng nhiều.

C. Vì xe ô tô là phương tiện được nhập khẩu từ nước ngoài.

D. Vì xe ô tô dễ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống giao thông.

Đáp án đúng là: A

Xe ô tô phải nộp thuế bảo vệ môi trường bởi vì xe ô tô gây ô nhiễm do khí thải tạo ra khi sử dụng xăng dầu.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 921 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: