Lý thuyết KTPL 10 Bài 11 (Kết nối tri thức): Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KTPL 10.

1 2,342 04/03/2023


Lý thuyết KTPL 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

A. Lý thuyết KTPL 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật

a) Khái niệm pháp luật

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

b) Đặc điểm của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến:

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

+ Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Tính quyền lực, bắt buộc chung:

+ Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

+ Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật.

+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Trấn áp tội phạm trộm cướp dịp Tết nguyên Đán

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Hiến pháp 2013

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

- Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bển vững của xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Giải quyết các đơn thư, khiếu nại của công dân

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Câu 1. Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính hiện đại.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 2. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính nhân dân.

D. Tính nghiêm túc.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

Câu 3. Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.

B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 4. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 5. Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Pháp luật.

B. Hiến pháp.

C. Điều lệ.

D. Quy tắc.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 6. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?

A. Nhà nước ban hành.

B. Chính phủ ban hành.

C. Quốc hội ban hành.

D. Giai cấp cầm quyền ban hành.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 7. Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?

A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Pháp luật có tính tương đối chung.

Đáp án đúng là: D

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Vậy pháp luật có tính tương đối chung không phải đặc trưng của pháp luật

Câu 8. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là

A. tính quy phạm phổ biến.

B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.

C. khuôn mẫu chung.

D. có tính bắt buộc.

Đáp án đúng là: A

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

Câu 9. Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?

A. Từ khi loài người xuất hiện.

B. Từ khi có Vua.

C. Từ khi Nhà nước ra đời.

D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật do Nhà nước xây dựng và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Như vậy, chỉ khi Nhà nước ra đời thì pháp luật mới ra đời.

Câu 10. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn đạo đức là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, không bắt buộc với mọi đối tượng hoặc có thực hiện hay không tùy vào thái độ của mỗi người.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 2,342 04/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: