Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ ngắn gọn, đầy đủ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Giáo dục quốc phòng 10 .

1 4,425 25/08/2023
Tải về


Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

I. Phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

a) Bom là một thiết bị nổ có sức công phá lớn, huỷ diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Vụ nổ gây ra bởi bom nguyên tử

b) Mìn

- Là vũ khí nổ bố trí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương.

- Mìn huỷ diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Mìn chống tăng TM 62M khả năng xé nát mục tiêu trong ít phút

c) Đạn

- Là vật thể mang phần tử sát thương sinh lực, phá huỷ phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương

- Đạn dễ nổ, khả năng còn sót lại rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện và xử lí.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Nhiều loại đầu đạn khác nhau trong cùng một loại đạn

d) Vũ khí hoá học

- Là vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái.

- Có phạm vi tác động lớn về không gian, thời gian, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Chất độc màu da cam vũ khí tồi tệ của lịch sử

e) Vũ khí sinh học: là những tác nhân sinh học sử dụng vào mục đích quân sự gây tổn hại cho người hoặc động vật, thực vật và môi trường của đối phương.  

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Vũ khí sinh học một trong những vũ khí đáng sợ nhất nhân loại

g) Vũ khí công nghệ cao

- Có sự nhảy vọt về chất lượng, tính năng kĩ - chiến thuật, có độ chính xác cao, tầm hoạt động xa, uy lực sát thương lớn hơn so với vũ khí thông thường

- Có thể hoạt động trong những điều kiện nhiều, thời tiết phức tạp, ngày, đêm,...

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Vũ khí công nghệ cao có độ chính xác và sức sát thương lớn

2. Một số biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra.

- Tích cực, chủ động tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra, không tự ý đào bởi bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Phát động phong trào phòng tránh bom mìn tại học đường

- Hạn chế đến những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh, thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt ở những nơi này,...

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Nhiều người dân hiện nay vẫn còn thơ ơ với chính mạng sống của bản thân

II. Phòng, chống thiên tai

1. Tác hại của thiên tai

- Gây hậu quả nghiêm trọng, làm nhiều người chết .,..

- Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sống

- Gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội

2. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ:

+ Chỉ huy tại chỗ

+ Lực lượng tại chỗ, phương tiện

+ Vật tư tại chỗ;

+ Hậu cần tại chỗ.

- Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, nhận biết các loại thiên tai để chủ động phòng tránh và khắc phục hậu quả tích cực cùng gia đình, xã hội thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai tại địa phương.

- Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích, đuối nước; tuyên truyền, giáo dục phòng, chống thiên tai trong trường học và nơi em ở.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Lực lượng dân quân tự vệ tham gia phòng chống thiên tai

III. Phòng, chống cháy nổ

1. Tác hại của cháy nổ

-  Cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tính mạng con người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường.  

2. Một số biện pháp phòng, chống cháy nổ

- Thực hiện quy định của pháp luật và phương châm 4 tại chỗ về phòng cháy và chữa cháy: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

- Sử dụng an toàn chất dễ gây cháy nổ, không để các chất dễ cháy nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt và những nơi có khả năng sinh nhiệt.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng cháy, chữa cháy;

- Ngăn chặn hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy

- Biết sử dụng dụng cụ, phương tiện chữa cháy.

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Phát động tháng phòng chống cháy nổ vào mùa khô là rất cần thiết

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Lý thuyết Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về Quốc phòng và an ninh Việt Nam

Lý thuyết Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Lý thuyết Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1 4,425 25/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: