Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 8.

1 2,201 18/09/2023


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

A. Lý thuyết Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn 

a) Đối với khí hậu.

- Thay đổi về nhiệt độ

+ Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng 0,89°C (thời kì từ năm 1958 đến năm 2018). 

+ Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. 

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 – 5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam (ảnh 1)

Ghi chú: 

Giá trị âm (-): mức thấp hơn trung bình 60 năm 

Giá trị dương (+): mức cao hơn trung bình 60 năm

- Thay đổi về lượng mưa

+ Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động. 

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất

+ Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn. 

+ Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước, mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi, rét đậm và rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

b) Đối với thuỷ văn

- Tác động tới sông ngòi

+ Biến đổi khí hậu thường tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường. 

+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng. 

+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.

- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm

Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

- Những tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động kinh tế – xã hội. 

- Có hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là: giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam (ảnh 1)

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam (ảnh 1)

- Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được tiến hành đồng thời và tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Câu 1: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. Cao nguyên

B. Đồng bằng

C. Đồi

D. Núi

Đáp án đúng: B

Giải thích: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng đồng bằng, vùng này chịu ảnh hưởng của lũ lụt khi nước biển dâng cao. Thiên tai lũ lụt gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

Câu 2: Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là

A. Quy mô kinh tế thế giới tăng.

B. Dân số thế giới tăng nhanh.

C. Thiên tai bất thường, đột ngột.

D. Thực vật đột biến gen tăng.

Đáp án đúng: C

Câu 3: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

A. Nhiệt độ Trái Đất tăng.

B. Số lượng sinh vật tăng.

C. Mực nước ở sông tăng.

D. Dân số ngày càng tăng.

Đáp án đúng: A

Câu 4: Biến đổi khí hậu là vấn đề của

A. Mỗi quốc gia.

B. Mỗi khu vực.

C. Mỗi châu lục.

D. Toàn thế giới.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Biến khí hậu là vấn đề của toàn thế giới vì: Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả khó lường: những sự thay đổi đột ngột của thời tiết: nắng nóng, khô hạn nhiều hay lũ lụt, sóng thần... Đó là những biến đổi theo hướng xấu ở những môi trường trên khắp Trái Đất và ảnh hưởng đến con người cũng như những sinh vật sống, các hệ sinh thái. 

Câu 5: Hành động nào em không nên làm để ứng phó với biến đổi khí hậu?

A. Không xả rác bừa bãi ra môi trường (ao, hồ, sông, suối,...)

B. Phân loại rác tại nhà

C. Tái chế rác thải nhựa

D. Sử dụng các thiết bị không tiết kiệm điện (đèn sợi đốt....)

Đáp án đúng: D

Giải thích: Để ứng phó với biến đổi khí hậu là học sinh em cần có những việc làm thiết thực:

- Tắt thiết bị điện khi không sử dụng, tiết kiệm điện nước.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, tăng sử dụng túi giấy.

- Bảo vệ cây xanh và các việc làm khác góp phần bảo vệ môi trường; Không xả rác bừa bãi ra môi trường (ao, hồ, sông, suối,...), phân loại rác thải và tái chế nhựa,…

Câu 6: Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. O2, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Ngoài CO2 thì các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ trái đất.

Câu 7: Việc làm nào sau đây không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường?

A. Sử dụng phương tiện công cộng

B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông

C. Sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước

Đáp án đúng: C

Câu 8: Sử dụng nguồn năng lượng nào sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

A. Năng lượng mặt trời

B. Năng lượng gió

C. Sức nước

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 9: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. Băng hai cực tăng.

B. Mực nước biển dâng.

C. Sinh vật phong phú.

D. Thiên tai bất thường.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Sinh vật phong phú không phải do sự nóng lên của Trái Đất. Trái đất nóng lên gây ra nhiều tác động và theo thời gian chúng ta có thể cảm nhận tác động của hiện tượng này. Một số biểu hiện được thể hiện rõ nhất khi trái đất nóng lên: Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, thiên tai bất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục; Mực nước biển dâng cao; Hiện tượng tan băng ở hai cực; Nồng độ Carbon dioxide chạm ngưỡng kỷ lục,… Sinh vật phong phú không phải do sự nóng lên của Trái Đất.

Câu 10: Lưu lượng nước có xu thế giảm đã dẫn đến điều gì?

A. Tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt

B. Tăng nguy cơ thiếu nước cho sản xuất vào mùa khô

C. Cả ba đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

Lý thuyết Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

Lý thuyết Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Lý thuyết Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Lý thuyết Bài 14: Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam

1 2,201 18/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: