Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 8.

1 1,762 18/09/2023


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

A. Lý thuyết Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

Tính chất nhiệt đới gió mùa là đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta, thể hiện:

- Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày. 

- Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng. 

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.

2. Phân bố các nhóm đất chính ở nước ta

a) Nhóm đất feralit

Nhóm đất feralit chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên của nước ta, phân bố ở các khu vực đồi núi:

- Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...

- Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.

- Đất feralit hình thành trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp của nước ta.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng (ảnh 1)

b) Nhóm đất phù sa

- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. 

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long và các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn (còn gọi là đất phèn)

+ Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có đất xám trên phù sa cổ

+ Duyên hải miền Trung có đất cát ven biển. 

+ Ngoài ra, ở các khu vực ven biển còn có đất mặn.

c) Nhóm đất mùn núi cao

- Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên

- Phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

B. Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 11

Câu 1: Đất phù badan phân bố chủ yếu:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án đúng: D

Câu 2: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu:

A. Ven sông Tiền và sông Hậu

B. Vùng ven biển

C. Đông Nam Bộ

D. Vùng trũng Tây Nam Bộ.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đất phù sa hiện đang có một phần diện tích bị nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Ở rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có đất xám trên phù sa cổ. Vùng duyên hải miền Trung có đất cát ven biển. Ngoài ra, các khu vực ven biển còn có đất mặn.

Câu 3: Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Đáp án đúng: B

Câu 4: Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa dẫn đến?

A. Quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh

B. Tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm

C. Hình thành các loại đất feralit điển hình ở Việt Nam

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa hình thành nên những đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta. Tính chất lượng mưa theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt, oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng. 

Câu 5: Đất phù sa thích hợp canh tác:

A. Các cây công nghiệp lâu năm

B. Trồng rừng

C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…

D. Khó khăn cho canh tác.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm có 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit. Đất phù sa với diện tích khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, hoa màu, các loại cây ngắn ngày, cây ăn quả.

Câu 6: Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A. Đá mẹ dễ phong hóa

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

C. Địa hình dốc

D. Thời gian hình thành lâu

Đáp án đúng: A

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

Lý thuyết Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Lý thuyết Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Lý thuyết Bài 14: Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam

Lý thuyết Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

1 1,762 18/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: