Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm khí hậu

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 6: Đặc điểm khí hậu hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 8.

1 2,639 18/09/2023


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6: Đặc điểm khí hậu

A. Lý thuyết Đặc điểm khí hậu

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 

a) Tính chất nhiệt đới ẩm

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ. 

+ Lượng bức xạ tổng cộng ở nước ta lớn

+ Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn dương. 

+ Nhiệt độ trung bình nằm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 20°C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm. 

+ Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm. 

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

b) Tính chất gió mùa

- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. 

- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Gió mùa mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, do tác động của khối khí lạnh từ phương bắc di chuyển xuống theo hướng đông bắc.

+ Gió mùa mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, chịu tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.

2. Khí hậu phân hoá đa dạng

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng:

- Phân hoá bắc - nam

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và hầu như không thay đổi trong năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.

- Phân hoá đông – tây:

+ Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn. 

+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

- Phân hoá theo độ cao: khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm khí hậu (ảnh 1)

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Đặc điểm khí hậu

Câu 1: Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố nào

A. Lượng mưa

B. Độ ẩm

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Đáp án đúng: C

Câu 2: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

D. Nam Bộ

Đáp án đúng: A

Giải thích: Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ hướng Đông Bắc, đây là loại gió mang không khí lạnh thổi theo hướng Đông Bắc xuống vùng có khối không khí ấm ở nước ta. Các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió mùa Đông Bắc là khu vực vùng Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ (Đồng bằng sông Hồng).

Câu 3: Miền khí hậu nào có mùa mưa lệch về thu đông?

A. Miền khí hậu phía Bắc (từ vĩ tuyến 18°B trở ra).

B. Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên).

C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn (từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh).

D. Miền khí hậu biển Đông Việt Nam.

Đáp án đúng: C

Câu 4: Nhân tố không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường 

A. Vị trí địa lí

B. Địa hình

C. Hoàn lưu gió mùa

D. Sông ngòi

Đáp án đúng: D

Giải thích: Các nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu Việt Nam đa dạng và thất thường:

+ Vị trí địa lí

+ Sự đa dạng của địa hình 

+ Hoàn lưu gió mùa (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ). 

=> Sông ngòi không phải là nhân tố làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường.

Câu 5: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.

B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.

D. Xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.

Đáp án đúng: D

Câu 6: Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu

A. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC

B. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20oC

C. Mùa hạ nóng (trung bình trên 25oC), mùa đông lạnh dưới 10oC

D. Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10oC

Đáp án đúng: A

Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta (độ cao từ 2600m trở lên) mang đặc điểm khí hậu tính chất ôn đới, Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa Hồng và sông Đà, có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.

Câu 7: Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ (m):

A. Miền Bắc dưới 700 – 800, miền Nam lên đến 900 – 1000.

B. Miền Bắc dưới 600 – 700, miền Nam lên đến 900 – 1000.

C. Miền Bắc và  miền Nam dưới 900 – 1000.

D. Miền Bắc dưới 500 – 600, miền Nam lên đến 600 – 700.

Đáp án đúng: B

Giải thích: Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có độ cao trung bình miền Bắc < 600 – 700m, miền Nam lên đến 900 – 1000m. Tại đai khí hậu này có mùa hạ nóng (nhiệt độ TB tháng > 250C), độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt.

Câu 8: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm

A. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 25oC

B. Các tháng đều có nhiệt độ trên 28oC

C. Không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC

D. Chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25oC

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có chiều cao từ 600-700m - 2600 (miền Bắc); 900-1000m - 2600m (miền Nam) mang các đặc điểm khí hậu như sau: Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ TB tháng < 25oC => không có tháng nào nhiệt độ lớn hơn 25oC). Mưa nhiều và độ ẩm tăng.

Câu 9: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc

A. Nóng ẩm, mưa nhiều

B. Nóng, khô, ít mưa

C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

D. Lạnh và khô

Đáp án đúng: C

Câu 10: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn

B. Trường Sơn Bắc

C. Bạch Mã

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Lý thuyết Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

Lý thuyết Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

Lý thuyết Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

1 2,639 18/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: