Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7 (Cánh diều): Thủy văn Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 7: Thủy văn Việt Nam hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 8.

1 1,299 21/08/2023


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7: Thủy văn Việt Nam

A. Lý thuyết Thủy văn Việt Nam

I. Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông 

1. Đặc điểm mạng lưới sông

- Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc với 2,360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, phần lớn nhỏ, ngắn và dốc. Có các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

- Hướng chảy của các sông phù hợp với địa hình và hướng phân bố của các dãy núi. Tất cả các sông đổ ra Biển Đông, với một số sông chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ kéo dài khoảng 4-5 tháng chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm, trong khi mùa cạn kéo dài khoảng 7-8 tháng chỉ chiếm khoảng 20-30% lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm, do mưa lớn và địa hình nhiều đồi núi. Lượng phù sa lớn đã mở rộng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trung bình từ 80-100m/năm về phía biển.

2. Chế độ nước của một số hệ thống sông lớn

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng – Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Mỗi hệ thống sông có chế độ nước riêng tuỳ theo chế độ mưa của từng khu vực.

- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc – đông nam, có hơn 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7 (Cánh diều): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

+ Sông Hồng có nhiều chỉ lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển. Mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm, lũ thường lên nhanh.

- Hệ thống sông Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở duyên hải miền Trung nước ta, có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau. Mùa lũ kéo dài khoảng 3 tháng vào Thu – Đông, tập trung khoảng 65 % tổng lượng nước cả năm. Sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh do độ dốc địa hình lớn và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7 (Cánh diều): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

- Hệ thống sông Cửu Long là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công, có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ. Mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm, lũ thường lên chậm và rút chậm, tuy nhiên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt trong mùa cạn.

II. Hồ, đầm

- Việt Nam có nhiều hồ, đầm phân bố khắp cả nước, với sự khác nhau về nguồn gốc, tích chất và diện tích.

- Nhiều hồ, đầm có nguồn gốc tự nhiên, và nhiều hồ nhân tạo do tác động của con người.

- Hồ, đầm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Trong sản xuất, hồ, đầm cung cấp nước tưới cho vùng trồng trọt và chăn nuôi, các ngành công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện, đường giao thông thuỷ và tạo cảnh quan cho du lịch.

+ Trong sinh hoạt, hồ cung cấp nguồn nước ngọt cho đời sống hằng ngày của người dân.

+ Hồ, đầm còn có tác dụng làm cho không khí mát mẻ hơn, điều tiết nước, là nơi dự trữ nước lớn và sinh sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.

III. Nước ngầm

- Nước ta có nhiều nguồn nước ngầm tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Nguồn nước ngầm đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của con người.

+ Nước ngầm cung cấp nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống hằng ngày của con người.

- Một số tỉnh có nguồn nước khoáng, nước nóng tốt cho sức khoẻ con người nên có thể khai thác để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

IV. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông

- Sông có nhiều vai trò quan trọng: cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, là đường giao thông, là nguồn thuỷ năng, cung cấp nguồn thực phẩm và tạo cảnh quan cho du lịch.

- Giá trị sử dụng của sông khác nhau tùy vào địa hình lưu vực của sông, có thể là thuỷ điện và du lịch ở khu vực núi, hoặc giao thông và nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực đồng bằng.

- Cần sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông để đem lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

- Sử dụng tổng hợp nước ở lưu vực sông có thể góp phần tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ dòng sông và gắn kết địa phương.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng về sông ngòi nước ta

A. Sông có nhiều giá trị: thủy lợi, khai thác thủy sản, phát triển thủy điện, du lịch..

B. Sông ngòi phân bố không đều trên khắp lãnh thổ

C. Một số sông đóng băng vào mùa đông

D. Sông ngòi có chế độ nước phân thành mùa lũ và mùa cạn

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đặc điểm sông ngòi nước ta: Nước ra có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng phân bố không đều, lượng nước sông thay đổi theo mùa, nhiều phù sa chảy theo hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. Chế độ nước sông được chia thành mùa lũ và mùa cạn.

Câu 2: Nước ta có nhiều sông suối, phần lớn là:

A. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

B. Sông dài, nhiều phù sa bồi đắp.

C. Thuộc loại trung bình, mạng lưới sông dày đặc.

D. Sông bắt nguồn từ trong nước

Đáp án đúng: A

Câu 3: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào?

A. Tây bắc - đông nam.

B. Vòng cung.

C. Hướng tây - đông.

D. Tây bắc - đông nam và vòng cung

Đáp án đúng: D

Câu 4: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm:

A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

B. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.

C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Sông ngòi nước ta với mạng lưới sông dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có hơn 2300 con sông dài trên 10 km, trong đó chiếm đến 93% là các sông nhỏ và ngắn.

Câu 5: Có bao nhiêu con sông có chiều dài từ 10km đổ lên?

A. 2630

B. 2330

C. 2360

D. 2260

Đáp án đúng: 

Giải thích: Nước ta có hơn 2360 con sông dài từ 10km trở lên, trong đó 109 sông chính. Theo số liệu của danh mục quản lý đường sông Việt Nam năm 2010, trên cả nước có 392 sông chảy liên tỉnh, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài hơn 6700km.

Câu 6: Chế độ nước của sông ngòi nước ta:

A. Sông ngòi đầy nước quanh năm

B. Lũ vào thời kì mùa xuân.

C. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

D. Sông ngòi nhiều nước nhưng càng vè hạ lưu thì lượng nước càng giảm.

Đáp án đúng: A

Câu 7: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta:

A. Sông Hồng và sông Mã

B. Sông Mã và sông Đồng Nai

C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công

D. Sông Hồng và sông Mê Công

Đáp án đúng: D

Giải thích: Với chế độ lượng nước sông đầy quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Nước ta có hai con sông lớn là Sông Hồng và sông Mê Công với lượng phù sa lớn, màu mỡ, đất tươi tốt thích hợp phát triển nông sản. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phát triển thêm nghề nuôi trồng thủy sản,…

Câu 8: Hệ thống sông Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở:

A. Nam Bộ

B. Tây Nguyên

C. Duyên hải miền Trung

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án đúng: C

Câu 9: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta:

A. Sông Mê Công

B. Sông Mã

C. Sông Cả

D. Sông Đà

Đáp án đúng: D

Câu 10: Phần lớn các sông ở nước ta ngắn và dốc vì:

A. Lãnh thổ hẹp, ngang.

B. Địa hình nhiều đồi núi.

C. Đồi núi lan ra sát biển.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nguyên nhân do lãnh thổ nước ta hẹp ngang, nằm sát biển. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), đồi núi lấn, đâm ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc. => Bởi vây nên sông ngòi chủ yếu là sông ngắn và dốc.

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Lý thuyết Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Lý thuyết Bài 11: Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

Lý thuyết Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

1 1,299 21/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: