Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều): Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 11: Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 8.

1 1,077 21/08/2023


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11: Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

A. Lý thuyết Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

I. Phạm vi Biển Đông

- Biển Đông là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, có diện tích khoảng 3,447 triệu km2.

- Nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Biển Đông được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo, là biển tương đối kín.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-lip-pin.

II. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

- Việt Nam dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012 để xác định các vùng biển.

- Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều): Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam (ảnh 1)

- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường nối các điểm từ 0 đến A11.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

- Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

* Địa hình

- Địa hình ven biển Việt Nam đa dạng: tam giác châu, bãi cát, cồn cát, dầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn.

- Địa hình thềm lục địa Việt Nam thu hẹp ở miền Trung, tiếp nối với đất liền, tạo sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

- Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo ven bờ chủ yếu ở vùng phía bắc và phía nam. Độ cao các đảo không lớn, một số đảo thường bị ngập khi thuỷ triều lên.

* Khí hậu

- Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương, với nhiệt độ trung bình khoảng 23°C trên tầng mặt biển, tăng dần từ bắc vào nam.

- Lượng mưa trung bình năm trên biển thường thấp hơn trên đất liền, khoảng 1100mm/năm trở lên.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều): Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam (ảnh 1)

- Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế, và các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế.

- Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tại như áp thấp nhiệt đới, bão dông, lốc, với trung bình từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng biển đảo Việt Nam mỗi năm.

* Hải văn

- Độ muối trung bình của nước biển Biển Đông dao động từ 32% - 33% và thay đổi theo mùa, khu vực và độ sâu.

- Thuỷ triều ở vùng biển ven bờ nước ta đa dạng, bao gồm nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều, với nhật triều đều phổ biến ở vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, và bán nhật triều không đều phổ biến ở vùng từ Quảng Trị đến Đà Nẵng và Cà Mau.

- Các dòng biển trên vùng biển nước ta hoạt động theo mùa, với hướng đông bắc - tây nam vào mùa đông và hướng tây nam - đông bắc vào mùa hạ. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có các dòng biển riêng.

* Sinh vật

- Sinh vật biển phong phú và đa dạng với nhiều loài như cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

- Các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh và rừng ngập mặn.

- Rừng ngập mặn có một số loài cây đặc trưng như sú, vẹt, đước, mắm,...

* Khoáng sản

- Thềm lục địa Việt Nam có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.

- Vùng ven biển Việt Nam còn có các loại khoáng sản như titan, niken, cát,...

- Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng chảy đáng kể.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 11: Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

Câu 1: Bờ biển Việt Nam dài?

A. 3.120 km

B. 3.380km

C. 3.720km

D. 3.260km

Đáp án đúng: D

Giải thích: Với chiều dài bờ biển 3260km, Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Vùng biển nước ta còn có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, trong đó giá trị lớn là dầu khí cùng các nguồn lợi thủy sản cao… Với đường bờ biển dài và hơn 3000 hòn đảo, Việt Nam được thiên nhiên ban phú cho nhiều bãi tắm đẹp, có giá trị nghỉ dưỡng cao để phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước,…

Câu 2: Mỗi năm trung bình có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta?

A. 3-5 cơn bão

B. 6-7 cơn bão

C.12-13 cơn bão

D. 2-3 cơn bão

Đáp án đúng: D

Giải thích: Mỗi năm trung bình có 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta. Mùa bão thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12. Bão chủ yếu tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10. Hướng di chuyển của bão cũng khác nhau theo mùa.

Câu 3: Vùng tiếp giáp đất liền là vùng?

A. Nội thủy

B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải

D. Đặc quyền kinh tế

Đáp án đúng: A

Câu 4: Chế độ bán nhật triều điển hình ở vùng biển nào?

A. Vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Thanh Hóa

B. Vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Trị đến thành phố Đà Nẵng

C. Vịnh Bắc Bộ

D. Vịnh Thái Lan

Đáp án đúng: B

Giải thích: Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới: nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ và diễn ra kế tiếp nhau. Ở nước ta chế độ bán nhật triều điển hình ở vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Trị đến thành phố Đà Nẵng.

Câu 5: Biển Đông có diện tích khoảng?

A. 3,33 triệu km2

B. 3,37 triệu km2

C. 3,94 triệu km2

D. 3,44 triệu km2

Đáp án đúng: D

Câu 6: Biển Việt Nam gồm?

A. Vùng nội thủy, lãnh hải

B. Vùng đặc quyền kinh tế

C. Thềm lục địa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Theo Luật Biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm:

+ Nội thủy

+ Lãnh hải

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải

+ Vùng đặc quyền kinh tế

+ Thềm lục địa 

- Vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Mỗi vùng đều có giới hạn và đặc điểm, vai trò khác nhau.

Câu 7: Đặc điểm khí hậu vùng biển đảo nước ta là?

A. Nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch vào mùa hạ

B. Mùa đông nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc

C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 8: Vịnh Bắc Bộ hướng gió chủ yếu theo hướng?

A. Tây bắc

B. Đông bắc

C. Đông nam

D. Tất cả đáp án trên đúng

Đáp án đúng: C

Giải thích: Vịnh Bắc Bộ có hướng gió thổi chủ yếu theo hướng Đông - Nam. Đây là vùng nhiệt đới - gió mùa với Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều; Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió là gió đông bắc.

Câu 9: Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là?

A. Dưới 23°C

B. Trên 23°C

C. Trên 25°C

D. Dưới 29°C

Đáp án đúng: B

Câu 10: Nước nào dưới đây không chung Biển Đông với Việt Nam?

A. Cam-pu-chia

B. Ma-lay-xia

C. Triều Tiên

D.  Thái Lan

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Lý thuyết Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Lý thuyết Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Lý thuyết Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1 1,077 21/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: