Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Trang phục

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 7: Trang phục ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.

1 1999 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 7: Trang phục

• Nội dung chính

- Vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống.

- Lựa chọn trang phục phù hợp.

- Sử dụng và bảo quản trang phục thông dụng.

1. Trang phục và vai trò của trang phục

- Trang phục là các loại quần áo và một số vật dụng đi kèm: mũ, giày, tất, ,…

- Quần áo là trang phục quan trọng nhất.

- Trang phục ngày càng đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã.

- Vai trò của trang phục:

+ Bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường: nắng nóng, mưa bão, không khí ô nhiễm, ..

+ Làm đẹp cho con người.

2. Các loại trang phục

- Theo thời tiết:

+ Trang phục mùa hè

+ Trang phục mùa đông

+ Trang phục mùa thu

- Theo công dụng:

+ Đồng phục

+ Trang phục thường ngày

+ Trang phục lễ hội

+ Trang phục thể thao

- Theo lứa tuổi:

+ Trang phục lứa tuổi

+ Trang phục trẻ em

- Theo giới tính:

+ Trang phục nam

+ Trang phục nữ

3. Lựa chọn trang phục

3.1. Chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể

* Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc:

- Màu sắc:

+ Tạo cảm giác thon gọn, cao lên: màu đậm.

+ Tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống: màu nhạt

- Hoa văn:

+ Tạo cảm giác thon gọn, cao lên: kẻ sọc dọc, hoa văn dạng sọc dọc, hoa nhỏ.

+ Tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống: kẻ sọc ngang, hoa văn dạng sọc ngang, hoa to.

- Chất liệu vải:

+ Tạo cảm giác thon gọn, cao lên: vải trơn, phẳng, mờ đục.

+ Tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống: vải bóng láng, thô, xốp.

* Ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc

- Đường nét:

+ Tạo cảm giác thon gọn, cao lên: dọc theo thân áo

+ Tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống: ngang thân áo

- Kiểu may:

+ Tạo cảm giác thon gọn, cao lên: vừa sát cơ thể, thẳng suông

+ Tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống: rộng, rút dún, xếp li, có bèo dún.

3.2. Chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi

- Trẻ em: vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu tươi sáng, hoa văn sinh động, kiểu may rộng.

- Thanh, thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu may, đa dạng về hoa văn và màu sắc.

- Người lớn tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự.

3.3. Chọn trang phuc phù hợp với môi trường và tính chất công việc

- Đi học, làm việc công sở: kiểu dáng vừa vặn, màu sắc trang nhã, lịch sự.

- Đi chơi: kiểu dáng thoải mái.

- Đi lao động: gọn gàng, thoải mái, thấm mồ hôi, dày dặn.

- Đi lễ hội: lịch sự, trang trọng.

- Đi dự tiệc: kiểu dáng và màu sắc tôn lên vẻ đẹp bản thân.

3.4. Lựa chọn phối hợp trang phục

- Dựa vào vòng màu:

+ Phối hợp hai màu tương phản, đối nhau trên vòng màu.

+ Phối hợp hai màu kế cận trên vòng màu.

+ Phói hợp các sắc độ khác nhau của cùng một màu.

- Màu trắng và đen có thể kết hợp với tất cả các màu.

- Các vật dụng: mũ, khăn, giày dép, …cũng hài hòa về màu sắc và kiểu dáng với quần áo.

4. Sử dụng và bảo quản trang phục

4.1. Giặt, phơi

* Giặt phơi đúng cách giúp quần áo sạch, đẹp khi mặc, bền lâu.

* Quy trình giặt, phơi:

- Bước 1. Chuẩn bị

+ Lấy vật dụng trong túi quần, áo ta.

+ Phân loại quần áo màu sáng, màu trắng.

- Bước 2. Thực hiện

+ Tẩy vết bẩn hoặc vò xà phòng chỗ bẩn nhiều.

+ Giặt bằng tay:

++ Ngâm xà phòng từ 15 – 30 phút.

++ Vò kĩ toàn bộ quần áo.

++ Xả nước nhiều lần, có thể dùng nước xả trong lần giặt cuối.

+ Giặt bằng máy:

++ Chọn mức nước và chế độ giặt.

++ Cho xà phòng và nước xả vào khoang giặt.

++ Khởi động.

- Bước 3. Hoàn tất

+ Phơi quần áo màu sáng, vải bong, vải sợi pha ngoài nắng.

+ Phơi quần áo sẫm màu, vải lụa trong bóng râm.

4.2. Là (ủi)

Quy trình là quần áo:

- Bước 1. Chuẩn bị: phân loại quần áo theo chất liệu.

- Bước 2. Thực hiện:

+ Điều chỉnh nhiêt độ bàn là phù hợp từng loại vải.

+ Vải có yêu cầu nhiệt độ thấp là trước, vải có yêu cầu nhiệt độ cao là sau.

+ Quần áo nhàu nhiều, cần phun nước làm ẩm trước khi là.

+ Cách là: đưa đều tay, không dừng lâu tại một vị trí.

- Bước 3. Hoàn tất: Sau khi là, rút phích điện, dựng bàn là cho nguội trước khi cất đi.

4.3. Cất giữ trang phục

- Quần áo sử dụng thường xuyên: treo bằng móc hoặc gấp gọn vào tủ.

- Quần áo ít dùng: gói trong túi để tránh ẩm mốc, côn trùng làm hư hỏng.

5. Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục

5.1. Ý nghĩa của kí hiệu trên nhãn hướng dẫn

- Để người sử dụng tuân theo, tránh làm hư hỏng sản phẩm.

5.2. Các bước đọc nhãn hướng dẫn

1. Xác định loại trang phục được gắn nhãn.

2. Đọc thành phần sợi dệt trên nhãn.

3. Đọc các kí hiệu sử dụng và bảo quản.

4. Ghi nhận cách sử dụng và bảo quản trang phục được gắn nhãn.

Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 7: Trang phục

Câu 1. Hãy cho biết đâu là trang phục?

A. Quần áo             

B. Mũ

C. Giày                   

D. Cả 3 đáp án trêm

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Trang phục là quần áo và các vật dụng đi kèm.

Câu 2. Trang phục giúp ích cho con người trong trường hợp nào?

A. Che chắn khi đi mưa       

B. Chống nắng

C. Giữ ấm                             

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Trang phục giúp ích cho con người rất nhiều, như: làm đẹp, đi mưa, chống nóng, chống lạnh, …

Câu 3. Trang phục đa dạng về:

A. Kiểu dáng                             

B. Màu sắc

C. Kiểu dáng và màu sắc         

D. Rất đơn điệu

Đáp án: C

Giải thích: Vì: Trang phục rất đa dạng, có nhiều kiểu khác nhau với màu sắc khác nhau.

Câu 4. Chương trình học của chúng ta có mấy cách phân loại trang phục?

A. 1         

B. 2

C. 3         

D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Vì: trang phục phân loại gồm:

+ Theo thời tiết

+ Theo công dụng

+ Theo lứa tuổi

+ Theo giới tính

Câu 5. Theo giới tính, trang phục chia làm mấy loại?

A. 1         

B. 2

C. 3         

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Vì: Theo giới tính chia trang phục thành:

+ Trang phục nam

+ Trang phục nữ

Câu 6. Trang phục nào sau đây được phân loại theo thời tiết?

A. Trang phục mùa hè       

B. Đồng phục

C. Trang phục lễ hội         

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Vì: đồng phục và trang phục lễ hội thuộc phân loại theo công dụng

Câu 7. Loại trang phục nào sau đây không thuộc phân loại theo thời tiết?

A. Trang phục mùa hè             

B. Trang phục mùa đông

C. Trang phục mùa thu           

D. Đồng phục

Đáp án: D

Giải thích: Vì: đồng phục được phân loại theo công dụng.

Câu 8. Loại vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, hoa văn sinh động, kiểu may rộng rãi dùng cho đối tượng nào sau đây?

A. Trẻ em                   

B. Thanh niên

C. Người lớn tuổi       

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Vì:

+ Thanh niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu may, đa dạng về hoa văn và màu sắc.

+ Người lớn tuổi: chọn màu sắc, hoa văn , kiểu may trang nhã, lịch sự.

Câu 9. Khi làm việc nơi công sở nên chọn loại trang phục như thế nào?

A. Kiểu dáng vừa vặn, màu sắc trang nhã, lịch sự.

B. Kiểu dáng thoải mái

C. Gọn gàng, thoải mái, chất liệu vải thấm mồ hôi, dày dặn để bảo vệ cơ thể.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Vì: 

+ Kiểu dáng thoải mái phù hợp với người đi chơi.

+ Gọn gàng, thoải mái, chất liệu vải thấm mồ hôi, dày dặn để bảo vệ cơ thể phù hợp với người lao động.

Câu 10. Quy trình giặt, phơi quần áo được tiến hành theo mấy bước?

A. 1             

B. 2

C. 3             

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Vì: Quy trình giặt, phơi quần áo gồm:

+ Bước 1: Chuẩn bị

+ Bước 2: Thực hiện

+ Bước 3: Hoàn tất.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Thời trang

Lý thuyết Ôn tập chương 3

Lý thuyết Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

Lý thuyết Bài 10: An toàn điện trong gia đình

Lý thuyết Ôn tập chương 4

1 1999 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: