Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Sử dụng năng lượng trong gia đình

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.

1 992 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình

• Nội dung chính

- Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà

- Điện: cung cấp năng lượng để chiếu sáng, nấu ăn, giặt, là, …

- Chất đốt: nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng.

- Năng lượng mặt trời, năng lượng gió: chiếu sáng, phơi khô, tạo ra điện cung cấp cho đồ dùng điện trong gia đình.

2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

2.1. Lí do cần sử dụng tiết kiệm năng lượng

- Tác hại của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất năng lượng:

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

+ Ô nhiễm môi trường

+ Sản sinh khí thải carbonic

+ Biến đổi khí hậu: lũ lụt, hạn hán.

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng giúp:

+ Giảm chi phí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ Bảo vệ môi trường.

+ Bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.

2.2. Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

- Sử dụng khi cần thiết, tắt đồ dùng điện khi không sử dụng.

- Điều chỉnh hoạt động đồ dùng ở mức vừa đủ dùng.

- Sử dụng đồ dùng tiết kiệm điện.

- Tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời.

2.3. Biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt trong gia đình.

- Điều chỉnh ngọn lửa khi đun nấu phù hợp với diện tích đáy nồi và món ăn.

- Tắt thiết bị ngay khi sử dụng xong.

- Sử dụng đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình

Câu 1. Con người sử dụng loại năng lượng nào sau đây?

A. Điện

B. Chất đốt

C. Điện và chất đốt

D. Điện, chất đốt, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Con người sử dụng các nguồn năng lượng trên để thực hiện các hoạt động hằng ngày trong gia đình.

Câu 2. Năng lượng điện dùng để:

A. Chiếu sáng       

B. Nấu ăn

C. Học tập             

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Điện cung cấp năng lượng không chỉ cho chiếu sáng, nấu ăn, học tập mà còn dùng cho giặt, là quần áo, giải trí, …

Câu 3. Chất đốt dùng để:

A. Nấu ăn           

B. Sưởi ấm

C. Chiếu sáng     

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Ngoài dùng cho nấu ăn và sưởi ấm, chất đốt còn được dùng để chiếu sáng.

Câu 4. Biện pháp tiết kiệm chất đốt là:

A. Điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với diện tích đáy nồi

B. Điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với món ăn

C. Sử dụng thiết bị có tính năng tiết kiệm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Ngoài các biện pháp trên, cần tắt thiết bị ngay khi sử dụng xong để tiết kiệm nguồn năng lượng chất đốt.

Câu 5. Biện pháp nào sau đây không tiết kiệm chất đốt?

A. Tắt thiết bị ngay sau khi sử dụng xong.

B. Sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị có tính năng tiết kiệm năng lượng.

C. Khi đun nấu để ngọn lửa quá to

D. Ngọn lửa phù hợp với món ăn

Đáp án: C

Giải thích: Vì: Ngọn lửa quá to gây lãng phí chất đốt.

Câu 6. Việc làm nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện?

A. Tận dụng gió tự nhiên                         

B. Tận dụng ánh sáng tự nhiên

C. Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời   

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: vì những việc làm trên giúp giảm bớt việc sử dụng các đồ dùng điện.

Câu 7. Việc làm nào sau đây gây lãng phí điện?

A. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức vừa đủ dùng

B. Thay thế các đồ dùng điện thông thường bằng các đồ dùng điện tiết kiệm.

C. Chỉ sử dụng điện khi cần thiết

D. Bật các thiết bị điện khi không sử dụng

Đáp án: D

Giải thích: Vì: như vậy sẽ gây lãng phí điện năng.

Câu 8. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?

A. Để giảm chi phí cho gia đình     

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

C. Bảo vệ môi trường                     

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: 

+ Sử dụng nhiều năng lượng điện sẽ tăng chi phí sinh hoạt cho gia đình.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác cạn kiệt để sản xuất năng lượng.

+ Sản sinh ra khí cacbonic gây ô nhiễm môi trường.

Câu 9. Tác hại của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất năng lượng là:

A. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Ô nhiễm môi trường sống.

C. Biến đổi khí hậu gây lũ lụt, hạn hán

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất năng lượng gây ra nhiều tác hại như: cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sản sinh khí cacbonic, góp phần biến đổi khí hậu gây lũ lụt, hạn hán; …

Câu 10. Em hãy cho biết, nguồn năng lượng sử dụng trong hình sau đây là gì?

A. Điện         

B. Chất đốt

C. Gió           

D. Gió và năng lượng mặt trời

Đáp án: D

Giải thích: Vì: Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên gió và ánh nắng mặt trời để phơi quần áo.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Ngôi nhà thông minh

Lý thuyết Ôn tập chương 1

Lý thuyết Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng

Lý thuyết Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

Lý thuyết Ôn tập chương 2

1 992 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: