Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ
Với lời giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 8: Thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 8: Thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ
Khởi động (trang 32)
Câu hỏi trang 32 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 1, em hãy trình bày hiểu biết của em về sông Hồng.
Lời giải:
- Sông Hồng còn có tên gọi khác là Hồng Hà hoặc sông Cái. Dòng sông này có tổng chiều dài khoảng 1149 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
- Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô.
- Chế độ nước sông Hồng có hai mùa:
+ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, phù hợp với mùa mưa.
+ Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm.
Khám phá (trang 32, 33, 34, 35)
1. Vị trí địa lí
Câu hỏi trang 32 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 2, em hãy:
- Xác định trên lược đồ vị trí vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Kể tên các vùng và vịnh biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
- Phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng Bắc Bộ giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía nam giáp với Duyên hải miền Trung; phía đông là vịnh Bắc Bộ.
2. Một số đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất, đời sống
a) Địa hình
Câu hỏi trang 33 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các khu vực địa hình có độ cao: 0 - 50 m, 50 - 200 m và trên 500 m. Khu vực nào có diện tích lớn nhất?
- Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Xác định:
+ Hầu hết diện tích của các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao địa hình từ 0 - 50 m.
+ Khu vực địa hình có độ cao 50 - 200 m là: Vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc); vùng núi Tam Điệp (Ninh Bình); phía Tây thành phố Hà Nội và đảo Cát Bà (Hải Phòng).
- Ảnh hưởng của địa hình đến sản xuất và đời sống:
+ Ảnh hưởng tích cực: địa hình đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,... Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: địa hình có nhiều ô trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
b) Khí hậu
Câu hỏi trang 34 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc bảng số liệu và thông tin, em hãy cho biết:
- Những tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20°C, những tháng nào lượng mưa trung bình trên 100 mm.
- Một số ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Xác định:
+ Những tháng có nhiệt độ trung bình dưới 20°C là: tháng 12, tháng 1, tháng 2.
+ Những tháng có lượng mưa trung bình trên 100 mm là: tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống:
+ Ảnh hưởng tích cực: khí hậu vùng Đồng bằng Bắc Bộ tạo thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt trồng rau vụ đông.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển.
c) Sông ngòi
Câu hỏi trang 35 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 2, hình 6 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ một số sông của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Cho biết thuận lợi và khó khăn mà sông ngòi mang lại cho sản xuất và đời sống của vùng.
Lời giải:
- Một số sông của vùng Đồng bằng Bắc Bộ: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy,…
- Thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại:
+ Thuận lợi: cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Khó khăn: mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thuỷ, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn; mùa mưa, mực nước sông dâng cao, dễ gây ra tình trạng lũ lụt.
3. Bảo vệ thiên nhiên
Câu hỏi trang 35 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết:
- Hiện trạng môi trường thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên của vùng.
Lời giải:
- Hiện trạng: Thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đa dạng, nhưng hiện nay môi trường thiên nhiên đang bị suy thoái: đất bị bạc màu, ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên sinh vật suy giảm...
- Biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
+ Chú trọng bảo vệ rừng;
+ Khai thác tài nguyên tiết kiệm;
+ Cải tạo đất, hướng đến phát triển bền vững.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 36
Luyện tập (trang 36)
Luyện tập 1 trang 36 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Em hãy hoàn thành thông tin về một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, khí hậu và sông ngòi vùng Đồng bằng Bắc Bộ theo bảng gợi ý dưới đây:
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 36 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Em quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nào nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ? Vì sao?
Lời giải:
- Em quan tâm nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Vì:
+ Nước có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của con người và các loài sinh vật.
+ Hiện nay, môi trường nước của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác, như: ung thư,…
Vận dụng (trang 36)
Vận dụng 1 trang 36 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Viết một đoạn văn ngắn (không quá 100 chữ) về một vấn đề môi trường đang diễn ra ở địa phương em.
Lời giải:
(*) Tham khảo
Môi trường ở địa phương em hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông...
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Chất lượng không khí cũng bị suy giảm bởi các loại bụi mịn, khói, khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy sản xuất,…
Ô nhiễm môi trường không chỉ đe dọa đến sự đa dạng sinh học, phá hủy các hệ sinh thái mà còn gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Do đó, chúng ta cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
Bài 10: Một số nét văn hoá ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ
Xem thêm các chương trình khác: