Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Với lời giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4.

1 2,875 14/06/2023


Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Khởi động (trang 23)

Câu hỏi trang 23 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Các hình ảnh trên cho em biết: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.

Khám phá (trang 24, 25)

1. Lễ hội truyền thống

Câu hỏi trang 24 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6, em hãy:

- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Cho biết các lễ hội này được tổ chức như thế nào và có ý nghĩa gì.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

2. Múa hát dân gian

Câu hỏi trang 25 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy kể tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Một số loại hình ca múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

+ Hát Then;

+ Múa xoè Thái,...

3. Chợ phiên vùng cao

Câu hỏi trang 25 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10, em hãy cho biết:

- Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào.

- Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.

- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao:

+ Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...

+ Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 26

Luyện tập (trang 26)

Luyện tập 1 trang 26 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4Em hãy mô tả về một lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo các gợi ý: tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

Vận dụng (trang 26)

Vận dụng 1 trang 26 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hoá đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Chợ phiên là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thông thường, chợ phiên họp mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.

- Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,... Vì vậy, khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương

Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

1 2,875 14/06/2023