Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lí côsin và định lí sin có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lí côsin và định lí sin có đáp án (Thông hiểu)
-
571 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024∆ABC có a = 21, b = 17, c = 10. Diện tích của tam giác ABC bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nửa chu vi của tam giác ABC là:
\(p = \frac{{a + b + c}}{2} = \frac{{21 + 17 + 10}}{2} = 24\).
Diện tích tam giác ABC là:
\({S_{\Delta ABC}} = \sqrt {p\left( {p - a} \right)\left( {p - b} \right)\left( {p - c} \right)} \)
\( = \sqrt {24\left( {24 - 21} \right)\left( {24 - 17} \right)\left( {24 - 10} \right)} = 84\) (đơn vị diện tích)
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 2:
13/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nửa chu vi của ∆ABC là: \(p = \frac{{a + b + c}}{2} = \frac{{5 + 6 + 7}}{2} = 9\).
Diện tích của ∆ABC là:
\(S = \sqrt {p\left( {p - a} \right)\left( {p - b} \right)\left( {p - c} \right)} \)
\( = \sqrt {9\left( {9 - 5} \right)\left( {9 - 6} \right)\left( {9 - 7} \right)} = 6\sqrt 6 \) (đơn vị diện tích)
Ta có S = p.r
\( \Leftrightarrow r = \frac{S}{p} = \frac{{6\sqrt 6 }}{9} = \frac{{2\sqrt 6 }}{3}\).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3:
23/07/2024∆ABC có AB = 3, AC = 6 và \(\widehat A = 60^\circ \). Độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp ∆ABC bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Áp dụng định lí côsin cho DABC, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 –2.AB.AC.cosA
= 32 + 62 – 2.3.6.cos60°
= 27.
Suy ra \(BC = \sqrt {27} = 3\sqrt 3 \).
Áp dụng định lí sin, ta có \(\frac{{BC}}{{\sin A}} = 2R\).
Suy ra \(R = \frac{{BC}}{{2.\sin A}} = \frac{{3\sqrt 3 }}{{2.\sin 60^\circ }} = 3\).
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 4:
20/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có ∆ABC đều cạnh a.
Suy ra AB = AC = BC = a.
Nửa chu vi ∆ABC là: \(p = \frac{{a + a + a}}{2} = \frac{{3a}}{2}\).
Diện tích ∆ABC là:
\(S = \sqrt {p\left( {p - AB} \right)\left( {p - AC} \right)\left( {p - BC} \right)} \)
\( = \sqrt {\frac{{3a}}{2}\left( {\frac{{3a}}{2} - a} \right)\left( {\frac{{3a}}{2} - a} \right)\left( {\frac{{3a}}{2} - a} \right)} \)
\( = \sqrt {\frac{{3a}}{2}.\frac{a}{2}.\frac{a}{2}.\frac{a}{2}} = \frac{{{a^2}.\sqrt 3 }}{4}\) (đơn vị diện tích)
Ta có \(S = \frac{{AB.AC.BC}}{{4R}}\).
Suy ra \(R = \frac{{AB.AC.BC}}{{4S}} = \frac{{a.a.a}}{{4.\frac{{{a^2}.\sqrt 3 }}{4}}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 5:
21/07/2024∆ABC có AB = 5, AC = 10, \(\widehat A = 60^\circ \). Độ dài đường cao ha của ∆ABC bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Áp dụng định lí côsin cho DABC, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA
= 52 + 102 – 2.5.10.cos60°
= 75.
Suy ra BC = \(\sqrt {75} = 5\sqrt 3 \).
Diện tích ∆ABC là:
\(S = \frac{1}{2}AB.AC.\sin A = \frac{1}{2}.5.10.\sin 60^\circ = \frac{{25\sqrt 3 }}{2}\) (đơn vị diện tích)
Ta có \(S = \frac{1}{2}BC.{h_a}\)
Suy ra \({h_a} = \frac{{2S}}{{BC}} = \frac{{2.25\sqrt 3 }}{{2.5\sqrt 3 }} = 5\).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 6:
13/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vì ABCD là hình thoi có cạnh bằng 1 cm nên ta có AB = BC = 1 cm và AC = \(\sqrt 3 \) cm.
Áp dụng hệ quả của định lí côsin cho DABC, ta có:
\(\cos \widehat {BAC} = \frac{{A{B^2} + A{C^2} - B{C^2}}}{{2.AB.AC}} = \frac{{{1^2} + {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} - {1^2}}}{{2.1.\sqrt 3 }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
Suy ra \(\widehat {BAC} = 30^\circ \).
Vì ABCD là hình thoi nên đường chéo AC là tia phân giác của \(\widehat {BAD}\).
Suy ra \(\widehat {BAD} = 2\widehat {BAC} = 2.30^\circ = 60^\circ \).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 7:
13/07/2024∆ABC có AB = 5, AC = 8 và \(\widehat {BAC} = 60^\circ \). Bán kính r của đường tròn nội tiếp ∆ABC bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Áp dụng định lí côsin cho DABC, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 – 2.AB.AC.cosA
= 52 + 82 – 2.5.8.cos60°
= 49.
Suy ra BC = \(\sqrt {49} = 7\).
Diện tích ∆ABC là:
\(S = \frac{1}{2}AB.AC.\sin A = \frac{1}{2}.5.8.\sin 60^\circ = 10\sqrt 3 \) (đơn vị diện tích)
Nửa chu vi của ∆ABC là:
\(p = \frac{{AB + AC + BC}}{2} = \frac{{5 + 8 + 7}}{2} = 10\).
Ta có S = pr
\( \Leftrightarrow r = \frac{S}{p} = \frac{{10\sqrt 3 }}{{10}} = \sqrt 3 \).
Vậy bán kính r của đường tròn nội tiếp của ∆ABC bằng \(\sqrt 3 \).
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 8:
16/07/2024Tam giác đều nội tiếp đường tròn bán kính R = 4 cm có diện tích bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Do ∆ABC đều nên \(\widehat {BAC} = 60^\circ \).
Áp dụng định lí sin cho ∆ABC, ta có \(\frac{{BC}}{{\sin \widehat {BAC}}} = 2R\)
⇔ BC = 2R.sinA = 2.4.sin60° = \(4\sqrt 3 \).
Vì ∆ABC đều nên ta có AB = AC = BC = \(4\sqrt 3 \).
Diện tích ∆ABC là:
\(S = \frac{{AB.AC.BC}}{{4R}} = \frac{{4\sqrt 3 .4\sqrt 3 .4\sqrt 3 }}{{4.4}} = 12\sqrt 3 \) (cm2)
Do đó ta chọn phương án C.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lí côsin và định lí sin có đáp án (Nhận biết)
-
7 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lí côsin và định lí sin có đáp án (Vận dụng)
-
5 câu hỏi
-
30 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2. Định lí côsin và định lí sin có đáp án (5830 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lí côsin và định lí sin có đáp án (Phần 2) (570 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3. Giải tam giác và ứng dụng thực tế có đáp án (559 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° có đáp án (491 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° có đáp án (Phần 2) (435 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập ôn tập chương 4 có đáp án (Phần 2) (414 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Giải tam giác và ứng dụng thực tế có đáp án (Phần 2) (379 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 4 có đáp án (291 lượt thi)