Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 9 có đáp án
Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 9 có đáp án
-
301 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Cho E và \(\overline E \) là hai biến cố đối nhau. Chọn câu đúng.
Đáp án đúng là: C
Theo sách giáo khoa toán 10 trang 85 bộ kết nối tri thức ta có cho E là một biến cố thì xác suất của biến cố \(\overline E \) liên hệ với xác suất của E theo công thức: P(\(\overline E \)) = 1 – P(E) vậy P(E) = 1 –P(\(\overline E \)).
Câu 2:
22/07/2024Gieo 3 đồng tiền xu là một phép thử ngẫu nhiên có không gian mẫu là:
Đáp án đúng là: C
Gieo 3 đồng tiền xu các kết quả có thể sảy ra là: {NNN; SSS; NNS; SSN; NSN; SNS; NSS; SNN}.
Vậy không gian mẫu là: Ω = {NNN; SSS; NNS; SSN; NSN; SNS; NSS; SNN}
Câu 3:
12/07/2024Cho phép thử có không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Các cặp biến cố không đối nhau là
Đáp án đúng là: C
Xét cặp biến cố A = {1} và B = {2; 3; 4; 5; 6} ta có \(A \cap B = \emptyset \) và A\( \cup \)B = Ω nên A và B đối nhau
Xét cặp biến cố C = {1; 4; 5} và D = {2; 3; 6} ta có \(C \cap D = \emptyset \) và C\( \cup \)D = Ω nên C và D đối nhau
Xét cặp biến cố E = {1; 4; 6} và F = {2; 3} ta có \(E \cap F = \emptyset \) và E\( \cup \)F ≠ Ω nên E và F không đối nhau
Xét cặp Ω và \[\emptyset \] ta có \(\Omega \cap \emptyset = \emptyset \) và \(\Omega \cup \emptyset = \Omega \) nên cặp Ω và \[\emptyset \] đối nhau
Câu 4:
18/11/2024Rút ra một lá bài từ bộ bài 52 lá. Xác suất để được lá át hay lá rô là
Đáp án đúng là: C
Lời giải
Số phần tử không gian mẫu: n(Ω) = 52 (vì chọn 1 là bài trong 52 lá)
Gọi A là biến cố: “lá bài rút được là lá át hoặc lá rô” ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1, rút được lá át có 4 cách (vì có 4 lá át và rút ra 1 lá)
Trường hợp 2, rút được lá rô có 12 cách (vì có 12 lá rô (trừ đi 1 lá át rô) và rút ra một lá)
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 4 + 12 = 16.
Xác suất của biến cố A là: \[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{16}}{{52}} = \frac{4}{{13}}\].
*Phương pháp giải:
Tính không gian mẫu
Gọi tên biến cố A chia 2 trường hợp
Sủ dụng quy tắc cộng
*Lý thuyết:
1. Quy tắc cộng
– Giả sử một công việc có thể được thực hiện theo phương án A hoặc B. Phương án A có m cách thực hiện, phương án B có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của phương án A. Khi đó, công việc có thể thực hiện theo m + n cách.
Ví dụ: Lớp 10A có 20 học sinh, lớp 10C có 24 học sinh. Có bao nhiêu cách cử 1 học sinh lớp 10A hoặc lớp 10C đi tham dự đại hội Đoàn trường?
Hướng dẫn giải
Công việc cử 1 học sinh đi có 2 phương án thực hiện:
Phương án 1: Cử 1 học sinh của lớp 10A, ta có 20 cách.
Phương án 2: Cử 1 học sinh của lớp 10C, ta có 24 cách.
Ta thấy mỗi cách thực hiện của phương án B đều không trùng với cách của phương án A. Do đó theo quy tắc cộng, có 20 + 24 = 44 cách cử 1 học sinh lớp 10A hoặc lớp 10C đi tham dự đại hội Đoàn trường.
Xem thêm
Lý thuyết Quy tắc cộng và quy tắc nhân – Toán 10 Chân trời sáng tạoCâu 5:
17/07/2024Gieo 2 con súc sắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai nút ở mặt trên. Số phần tử của không gian mẫu là:
Đáp án đúng là: B
Gieo 2 con xúc sắc các cặp số có thể sảy ra là: (1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6); (2; 1); (2; 2); (2; 3); (2; 4); (2; 5); (2; 6); (3; 1); (3; 2); (3; 3); (3; 4); (3; 5); (3; 6); (4; 1); (4; 2); (4; 3); (4; 4); (4; 5); (4; 6); (5; 1); (5; 2); (5; 3); (5; 4); (5; 5); (5; 6); (6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6)
Vậy tích các cặp số đó là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20; 24; 25; 30; 36
Không gian mẫu là Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20; 24; 25; 30; 36}
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 18.
Câu 6:
20/07/2024Gieo con súc sắc hai lần. Gọi A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất một mặt 6 chấm xuất hiện. Số phần tử của biến cố A là:
Đáp án đúng là: D
Vì gieo xúc sắc hai lần mà mặt 6 chấm xuất hiện ít nhất một lần nên ta liệt kê các phần tử của biến cố A như sau:
A = {(1; 6); (2; 6); (3; 6); (4; 6); (5; 6); (6; 6); (6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5)}
Vậy số phần tử của biến cố A là: 11.
Câu 7:
23/07/2024Rút ra một lá bài từ bộ bài 52 lá. Xác suất để được một lá rô hay một lá hình người là:
Đáp án đúng là: B
Số phần tử không gian mẫu là: n(Ω) = 52 (vì chọn 1 lá trong 52 lá)
Gọi A là biến cố: Lá rút được là lá rô hoặc lá hình người” ta có các trường hợp sau
Trường hợp 1, rút được lá có hình người có 12 cách (vì có 12 lá hình người và rút ra một lá)
Trường hợp 2, rút được lá rô có 10 cách (có 13 lá rô nhưng bỏ đi 3 lá rô đã rút trong lá có hình người nên còn 10 lá rô và rút ra 1 lá)
Số phần tử của biến cố A là: 12 + 10 = 22.
Xác suất của biến cố A là: \[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{22}}{{52}} = \frac{{11}}{{26}}\].
Câu 8:
13/07/2024Một bình đựng 5 quả cầu xanh và 4 quả cầu đỏ và 3 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác suất để được 3 quả cầu khác màu là:
Đáp án đúng là: C
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{12}^3\) = 220.
Gọi A là biến cố: “Rút được ba qua cầu khác màu” vậy ta rút mỗi màu một quả
Cầu xanh có 5 cách chọn, cầu đỏ có 4 cách chọn, cầu vàng có 3 cách chọn
Vậy số phần tử của biến cố A là: n(A) = 5.4.3 = 60
Xác suất của biến cố A là:\(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{3}{{11}}\).
Câu 9:
06/11/2024Trong một lớp học gồm có 18 học sinh nam và 17 học sinh nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tập. Xác suất để 4 học sinh được gọi có cả nam và nữ bằng:
Đáp án đúng là: B
Lời giải:
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{35}^4\) = 52360.
Gọi A là biến cố: “4 học sinh được gọi có cả nam và nữ” ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1, chọn được 1 nam và 3 nữ có \(C_{18}^1.C_{17}^3\) cách chọn (vì chọn 1 nam trong 18 nam và 3 nữ trong 17 nữ)
Trường hợp 2, chọn được 2 nam và 2 nữ có \(C_{18}^2.C_{17}^2\) cách chọn (vì chọn 2 nam trong 18 nam và 2 nữ trong 17 nữ)
Trường hợp 3, chọn được 3 nam và 1 nữ có \(C_{18}^3.C_{17}^1\) cách chọn (vì chọn 3 nam trong 18 nam và 1 nữ trong 17 nữ)
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = \[C_{18}^1.C_{17}^3 + C_{18}^2.C_{17}^2 + C_{18}^3.C_{17}^1\] = 46920.
Xác suất của biến cố A là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{46920}}{{52360}} = \frac{{69}}{{77}}\).
*Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định biến cố của các xác suất, có thể gọi tên các biến cố A; B; C; D để biểu diễn.
Bước 2: Tìm mối quan hệ giữa các biến cố vừa đặt tên, biểu diễn biến cố trung gian và quan trọng nhất là biến cố đề bài đang yêu cầu tính xác suất thông qua các biến cố ở bước 1.
Bước 3: Sử dụng các mối quan hệ vừa xác định ở bước 2 để chọn công thức cộng hay công thức nhân phù hợp.
*Lý thuyết:
a) Công thức cộng xác suất
- Nếu thì A và B được gọi là hai biến cố xung khắc.
- Nếu hai biến cố A, B xung khắc nhau thì
- Nếu các biến cố A1 ; A2; A3 ; … An đôi một xung khắc với nhau thì
- Công thức tính xác suất của biến cố đối:
- Mở rộng: Với hai biến cố bất kì cùng liên quan đến phép thử thì:
b) Công thức nhân xác suất
- Hai biến cố gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng tới xác suất xảy ra biến cố kia.
- Nếu A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi
- Một cách tổng quát, nếu k biến cố A1,A2,A3,...,Ak là độc lập thì
* Chú ý:
Nếu A và B độc lập thì A và độc lập, B và độc lập, và độc lập. Do đó nếu A và B độc lập thì ta còn có các đẳng thức
Xem thêm
Lý thuyết Xác suất của biến cố (mới + Bài Tập) – Toán 11
Câu 10:
23/07/2024Đội thanh niên xung kích của trường THPT có 12 học sinh gồm 5 học sinh khối 12, 4 học sinh khối 11 và 3 học sinh khối 10. Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh để làm nhiệm vụ mỗi buổi sáng. Tính xác suất sao cho 4 học sinh được chọn thuộc không quá hai khối.
Hướng dẫn giải
Số phần tử không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{12}^4\)= 495.
Gọi A là biến cố: “4 học sinh được chọn không quá 2 khối”
Biến cố đối của biến cố A là: \(\overline A \) “4 học sinh được chọn thuộc cả 3 khối” ta có các trường hợp
Trường hợp 1, chọn 2 học sinh khối 12, 1 học sinh khối 11 và 1 học sinh khối 10 có \(C_5^2.C_4^1.C_3^1\) cách chọn.
Trường hợp 2, chọn 1 học sinh khối 12, 2 học sinh khối 11 và 1 học sinh khối 10 có \(C_5^1.C_4^2.C_3^1\) cách chọn.
Trường hợp 3, chọn 1 học sinh khối 12, 1 học sinh khối 11 và 2 học sinh khối 10 có \(C_5^1.C_4^1.C_3^2\) cách chọn.
Số phần tử của biến cố \(\overline A \) là: n(\(\overline A \)) = \(C_5^2.C_4^1.C_3^1\) + \(C_5^1.C_4^2.C_3^1\) + \(C_5^1.C_4^1.C_3^2\) = 270.
Xác suất của biến cố \(\overline A \) là: \(P(\overline A ) = \frac{{270}}{{495}} = \frac{6}{{11}}\)
Xác suất của biến cố A là: P(A) = 1 – P(\(\overline A \)) = \(1 - \frac{6}{{11}} = \frac{5}{{11}}\).
Câu 11:
21/07/2024Trong một hộp có 10 viên bi đánh số từ 1 đến 10, lấy ngẫu nhiên ra hai bi. Tính xác suất để hai bi lấy ra có tích hai số trên chúng là một số lẻ.
Đáp án đúng là: D
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{10}^2\) = 45.
Gọi A là biến cố: “Hai bi lấy ra có tích hai số trên chúng là một số lẻ”. Để tích của hai số là lẻ khi cả hai số được chọn phải là số lẻ nên số phần tử của biến cố A là n(A) = \(C_5^2\) = 10.
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{10}}{{45}} = \frac{2}{9}\).
Câu 12:
20/07/2024Trong giải bóng đá nữ ở trường THPT có 12 đội tham gia, trong đó có hai đội của hai lớp 12A2 và 11A6. Ban tổ chức tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành hai bảng đấu A, B mỗi bảng 6 đội. Xác suất để 2 đội của hai lớp 12A2 và 11A6 ở cùng một bảng là:
Đáp án đúng là: D
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 2!.\(C_{12}^6.C_6^6\) = 1848 (vì bốc lúc đầu bốc 6 đội từ 12 đội vào bảng A sau đó bốc 6 đội từ 6 đội còn lại vào bảng B; ta hoán vị 2 bảng).
Gọi A là biến cố: “ 2 đội của hai lớp 12A2 và 11A6 ở cùng một bảng”.
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 2!.\(C_{10}^4C_6^6\) = 420 ( vì bốc 4 đội từ 10 đội ( không tính hai lớp 12A2 và 11A6) vào bảng đã xếp hai đội của hai lớp 12A2 và 11A6 sau đó bốc 6 đội còn lại vào một bảng; ta hoán vị hai bảng).
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{420}}{{1848}} = \frac{5}{{22}}\).
Câu 13:
22/07/2024Một con súc sắc cân đối đồng chất được gieo 5 lần. Xác suất để tổng số chấm ở hai lần gieo đầu bằng số chấm ở lần gieo thứ ba:
Đáp án đúng là: D
Số phần tử không gian mẫu là: n(Ω) = 6.6.6.6.6 = 7776.
Bộ kết quả của 3 lần đầu gieo thỏa yêu cầu là: (1; 1; 2); (1; 2; 3); (2; 1; 3); (1; 3; 4); (3; 1; 4); (2; 2; 4); (1; 4; 5); (4; 1; 5); (2; 3; 5); (3; 2; 5); (1; 5; 6); (5; 1; 6); (2; 4; 6); (4; 2; 6); (3; 3; 6)
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 15.6.6 = 540.
Xác suất của biến cố A là: \[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{540}}{{7776}} = \frac{5}{{72}}\]
Câu 14:
21/07/2024Cho X = {0; 1; 2; … ; 15}. Chọn ngẫu nhiên 3 số trong tập hợp X. Tính xác suất để trong ba số được chọn không có hai số liên tiếp.
Hướng dẫn giải
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{16}^3\) = 560.
Gọi A là biến cố: “3 số được chọn không có hai số liên tiếp”
Biến cố đối của biến cố A là \(\overline A \) “lấy ra ba số trong đó có đúng hai số liên tiếp nhau hoặc lấy ra được cả ba số liên tiếp nhau”. Khi đó ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1, lấy ra ba số trong đó có đúng hai số liên tiếp nhau.
+ Trong ba số lấy ra có hai số 0; 1 hoặc 14; 15 khi đó số thứ ba có 13 cách lấy. Do đó trường hợp này có: 2.13 = 26 cách lấy.
+ Trong ba số lấy ra không có hai số 0; 1 hoặc 14; 15 khi đó ta có 13 cặp số liên tiếp nhau và khác 0; 1 và 14; 15, số thứ ba có 12 cách lấy. Do đó trường hợp này có: 13.12 = 156 cách lấy.
Trường hợp 2, lấy ra được cả ba số liên tiếp nhau. Ta có lấy ba số liên tiếp nhau ta có 14 cách lấy. Do đó trường hợp này có: 14 cách lấy.
Số phần tử của biến cố \(\overline A \) là: n(\(\overline A \)) = 26 + 156 + 14 = 196.
Xác suất của biến cố \(\overline A \) là: P(\(\overline A \)) = \(\frac{{196}}{{560}} = \frac{7}{{20}}\)
Xác suất của biến cố A là: P(A) = 1 – P(\(\overline A \)) = \(1 - \frac{7}{{20}} = \frac{{13}}{{20}}\).
Câu 15:
23/07/2024Kết quả (b; c) của việc gieo một con súc sắc cân đối hai lần liên tiếp, trong đó b là số chấm xuất hiện của lần gieo thứ nhất, c là số chấm xuất hiện lần gieo thứ hai được thay vào phương trình bậc hai x2 + bx + c = 0. Tính xác suất để phương trình bậc hai đó vô nghiệm
Đáp án đúng là: C
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 6.6 = 36
Để phương trình x2 + bx + c = 0 vô nghiệm thì: ∆ = b2 – 4ac < 0.
Gọi A là biến cố của phép thử để kết quả (b; c) trong đó b là số chấm xuất hiện của lần gieo thứ nhất, c là số chấm xuất hiện lần gieo thứ hai thỏa mãn b2 – 4ac < 0 ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1, b = 1 vậy c = {1; 2; 3; 4; 5; 6} có 6 cách
Trường hợp 2, b = 2 vậy c = {2; 3; 4; 5; 6} có 5 cách
Trường hợp 3, b = 3 vậy c = {3; 4; 5; 6} có 4 cách
Trường hợp 4, b = 4 vậy c = {5; 6} có 2 cách
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 6 + 5 + 4 + 2 = 17
Vậy xác suất của biến cố A là: \[P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{17}}{{36}}\].
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 9 có đáp án (300 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 9 có đáp án (237 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài tập cuối chương 9 (Phần 2) có đáp án (519 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất (Phần 2) có đáp án (577 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 27. Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển (Phần 2) có đáp án (557 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 27. Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển có đáp án (441 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất có đáp án (418 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất có đáp án (231 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài 27. Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển có đáp án (185 lượt thi)