Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Kết hợp câu - Mức độ nhận biết có đáp án
Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Kết hợp câu - Mức độ nhận biết có đáp án
-
361 lượt thi
-
43 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Đáp án C
Giải thích: Khi 2 mệnh đề trong cùng 1 câu có cùng chủ ngữ, ta có thể rút gọn 1 mệnh đề mang nghĩa chủ động về dạng V-ing
Dịch nghĩa: Tôi không biết rằng bạn đang ở nhà. Tôi không ghé qua.
A. Không biết rằng bạn đang ở nhà, nhưng tôi vẫn ghé qua. → Loại vì sai về nghĩa.
B. Tôi không biết bạn ở nhà mặc dù tôi không ghé qua. → Loại vì sai về nghĩa.
C. Không biết rằng bạn đang ở nhà, tôi không ghé qua. → Chọn C.
D. Nếu tôi biết rằng bạn ở nhà, tôi sẽ ghé qua. → Loại vì câu gốc ở thì quá khứ, nếu sử dụng câu điều kiện thì phải là câu điều kiện loại III (thì QKHT).
Câu 2:
17/07/2024The man wanted to get some fresh air in the room. He opened the window.
Kiến thức: Mệnh đề chỉ mục đích
Giải thích: in order to/ so as to/ to + V = so that/ in order that + S + V: để mà
Tạm dịch: Người đàn ông muốn có một ít không khí trong lành trong phòng. Ông ấy mở cửa sổ.
A. Người đàn ông mở cửa sổ để có một ít không khí trong lành trong phòng.=> đúng
B. Người đàn ông có một ít không khí trong lành trong phòng vì anh mở cửa sổ. => sai nghĩa
C. Sau khi mở cửa sổ, căn phòng có thể có một ít không khí trong lành.=> sai nghĩa
D. Người đàn ông có một ít không khí trong lành trong phòng, mặc dù anh mở cửa sổ.=> sai nghĩa
Chọn A
Câu 3:
07/11/2024Đáp án A
Sử dụng ‘whom’ là đại từ quan hệ thay thế cho tân ngữ chỉ người, giúp nối câu “I spoke to him on the phone last night” vào vị trí của từ “him” (tân ngữ của giới từ “to”).
Các giới từ đi với “whom” thì đứng trước nó (không đặt giới từ sau “whom”) → Đảo giới từ trong cụm ‘speak to’ lên trước đại từ quan hệ thành ‘to whom’.
Dịch nghĩa: Ông Smith rất quan tâm đến kế hoạch của chúng ta. Tôi đã nói chuyện với ông ấy qua điện thoại tối qua.
→ Ông Smith, người mà tôi đã nói chuyện qua điện thoại tối qua, rất quan tâm đến kế hoạch của chúng tôi.
Câu 4:
21/07/2024Kiến thức: Mệnh đề nhượng bộ (tương phản)
Giải thích: However ( Tuy nhiên) = Although + S + V ( Mặc dù)
Tạm dịch: Mike tốt nghiệp với bằng giỏi. Tuy nhiên, anh gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp.
A. Nếu Mike tốt nghiệp với một bằng giỏi, anh sẽ gia nhập hàng ngũ của người thất nghiệp. => sai nghĩa
B. Việc Mike tốt nghiệp với một bằng đã giúp anh gia nhập hàng ngũ của người thất nghiệp. => sai nghĩa
C. Mike tham gia vào hàng ngũ những người thất nghiệp bởi vì anh tốt nghiệp với một bằng giỏi. => sai nghĩa
D. Mặc dù Mike tốt nghiệp với một bằng giỏi, anh đã gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp. => đúng
Chọn D
Câu 5:
18/07/2024Kiến thức: Nghĩa của câu, rút gọn 2 mệnh đề cùng chủ ngữ
Giải thích:
Khi 2 mệnh đề trong cùng 1 câu có cùng chủ ngữ (Nam – he), ta có thể rút gọn 1 mệnh đề mang nghĩa chủ động về dạng V-ing
Hàng động xảy ra trước rút gọn về dạng Having Ved/ V3
Tạm dịch: Nam đánh bại cựu vô địch trong ba xéc (ba ván). Cuối cùng anh đã giành chức vô địch bóng bàn liên trường.
A. Mặc dù Nam đánh bại cựu vô địch trong ba xéc, anh không giành được danh hiệu vô địch bóng bàn liên trường. => sai nghĩa
B. Bị đánh bại cựu vô địch trong ba xéc, Nam mất cơ hội để chơi các trận chung kết của giải vô địch bóng
bàn liên trường. => sai nghĩa
C. Sau khi đánh bại cựu vô địch trong ba xéc, Nam không giữ danh hiệu vô địch. => sai nghĩa
D. Sau khi đánh bại cựu vô địch trong ba xéc, Nam đã giành giải vô địch bóng bàn liên trường. => đúng
Chọn D
Câu 6:
21/07/2024Wdid Danny decide to enter the marathon? Danny's totally unfit.
Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích:
“Danny” là tên riêng nên sau đó cần có dấu phẩy (mệnh đề quan hệ không xác định)
Dùng đại từ “who” thay cho danh từ chỉ người đóng vai trò chủ ngữ
Tạm dịch: Tại sao Danny lại quyết định tham gia marathon? Danny hoàn toàn không thích hợp.
A. sai ngữ pháp: sai mệnh đề quan hệ
B. sai ngữ pháp: whose => who
C. sai ngữ pháp: sai mệnh đề quan hệ
D. Tại sao Danny, người hoàn toàn không thích hợp, quyết định tham gia marathon? => đúng
Chọn D
Câu 7:
21/07/2024He was able to finish his book. It was because his wife helped him.
Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải thích:
Câu điều kiện loại 3 diễn tả điều giả định ngược lại với quá khứ If + S + had Ved/ V3, S + would have Ved/ V3
= Without/ But for + noun phrase, S + would have Ved/ V3
Tạm dịch: Ông đã có thể hoàn thành cuốn sách của mình. Đó là vì vợ ông đã giúp ông.
A. sai ngữ pháp: weren’t => hadn’t been for
B. Ước gì ông đã có thể hoàn thành cuốn sách của ông. => sai nghĩa
C. Nếu không có sự giúp đỡ của vợ, ông đã không thể hoàn thành cuốn sách rồi. => đúng
D. sai ngữ pháp: finish => have finished
Chọn C
Câu 8:
20/07/2024Kiến thức: Mệnh đề chỉ kết quả
Giải thích: S1 + be + adj + that + S2 + V = So + adj + be + S1 + that + S2 + V: ... quá... đến nỗi mà
Tạm dịch: Thời tiết rất ảm đạm. Họ phải hủy bỏ dã ngoại ngay lập tức.
A. sai ngữ pháp: too => so
B. Dã ngoại sẽ bị hủy ngay lập tức vì thời tiết ảm đạm. => sai nghĩa
C. Thời tiết ảm đạm đến mức họ phải huỷ dã ngoại ngay lập tức. => đúng
D. Thời tiết đủ ảm đạm cho họ để hủy dã ngoại ngay lập tức. => sai nghĩa
Chọn C
Câu 9:
20/08/2024She tried very hard to pass the driving test. She could hardly pass it.
Đáp án C
Xét về nghĩa và bối cảnh trong câu, ta thấy đáp án C phù hợp với câu chính.
Dịch nghĩa:
Cô ấy đã cố gắng rất nhiều để vượt qua kỳ thi lấy bằng lái xe. Cô khó có thể vượt qua nó.
A. Mặc dù cô ấy không cố gắng hết sức để vượt qua kỳ thi lấy bằng lái xe nhưng cô ấy vẫn có thể vượt qua được.
B. Cô ấy đã rất cố gắng nên đã vượt qua kỳ thi lấy bằng lái xe đạt yêu cầu. C. Dù cô ấy có cố gắng thế nào thì cô ấy cũng khó có thể vượt qua kỳ thi lấy bằng lái xe.
D. Mặc dù có thể đậu được bài thi lấy bằng lái xe nhưng cô ấy đã không đậu.”
Câu 10:
21/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích:
Ta dùng mệnh đề quan hệ “whose” thể hiện mối quan hệ sở hữu, sau “whose” là một danh từ “Mr. Smith” là tên riêng nên dùng dấu phẩy sau nó (mệnh đề quan hệ không xác định)
Tạm dịch: Ông Smith là một giáo sư. Xe của ông đã bị đánh cắp hôm qua.
A. sai ngữ pháp: không dùng liên từ để nối 2 mệnh đề
B. ai ngữ pháp: who his => whose
C. sai ngữ pháp: sai mệnh đề quan hệ
D. Ông Smith, người đã bị mất cắp xe hôm qua, là một giáo sư. => đúng
Chọn D
Câu 11:
12/10/2024Đáp án A
Ta có: "and so is" để diễn đạt rằng một sự việc tương tự áp dụng cho cả hai đối tượng (ở đây là "smallpox" và "malaria").
Cấu trúc “S + be + adjective/noun, and so is + S": Dùng để nối hai câu có nghĩa giống nhau.
Dịch nghĩa: “Bệnh đậu mùa là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm.
= Bệnh đậu mùa là một căn bệnh nguy hiểm, và bệnh sốt rét cũng vậy.”
Câu 12:
21/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích:
Rút gọn mệnh đề quan hệ: S + be + noun phrase => noun phrase
Tạm dịch: Chú tôi là một doanh nhân. Ông được xếp hạng là người giàu có nhất cả nước.
A. sai ngữ pháp: ranking => having ranked
B. sai ngữ pháp: rút gọn sai mệnh đề
C. Chú của tôi, một doanh nhân, được xếp hạng là người giàu có nhất cả nước. => đúng
D. sai ngữ pháp: rút gọn sai mệnh đề
Chọn C
Câu 13:
18/07/2024Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải thích:
Câu điều kiện loại 3 diễn tả điều giả định ngược quá khứ Cấu trúc: If + had Ved/ V3, S + could/would + have + P2
Tạm dịch: Họ không có visa hợp lệ. Họ không thể quay lại Thái Lan một cách hợp pháp.
A. Nếu họ có visa đúng, họ đã có thể quay lại Thái Lan một cách hợp pháp. => đúng
B. sai nghĩa và sai ngữ pháp: couldn’t re-entered => couldn’t have re-entered
C. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 2 => loại 3
D. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 2 => loại 3
Chọn A
Câu 14:
18/07/2024Kiến thức: Rút gọn 2 mệnh đề cùng chủ ngữ
Giải thích:
Có thể sử dụng phân từ 2 (P2) để rút gọn cho mệnh đề mang nghĩa bị động. (Chú ý 2 mệnh đề phải cùng chủ ngữ).
Tạm dịch: Tom được cổ vũ bởi thành công của tôi. Cậu ấy đã quyết định không bỏ việc.
A. Được cổ vũ bởi thành công của tôi, Tom đã quyết định không bỏ việc. => đúng
B. sai ngữ pháp: Encouraging => Encouraged
C. Để được cổ vũ bởi thành công của tôi, Tom đã quyết định không bỏ việc. => sai nghĩa
D. sai ngữ pháp: bỏ “That”
Chọn A
Câu 15:
21/09/2024Đáp án A
Dịch nghĩa: Hút thuốc lá là một thói quen cực kỳ có hại. Bạn nên từ bỏ ngay lập tức.
A. Vì thuốc lá là một thói quen cực kỳ có hại, bạn nên từ bỏ ngay lập tức. → Chọn A vì câu giữ nguyên ý chính của câu gốc.
B. Khi bạn từ bỏ thuốc lá ngay lập tức, bạn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình với thói quen có hại này. → Loại B vì không đúng về mặt ý nghĩa.
C. Ngừng hút thuốc ngay lập tức để nó trở thành một trong những thói quen cực kỳ có hại của bạn. → Loại C vì không chỉ ra được việc từ bỏ thuốc lá mà còn nói ngược lại rằng thuốc lá sẽ trở thành một thói quen có hại, điều này không hợp lý.
D. Bạn nên từ bỏ thuốc lá ngay lập tức và bạn sẽ rơi vào một thói quen cực kỳ có hại. → Loại D vì mâu thuẫn với câu gốc.
Câu 16:
18/07/2024Kiến thức: Nghĩa của câu
Tạm dịch: Chúng ta dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ. Chúng ta biết rất ít về giấc ngủ.
A. Chúng ta sẽ biết nhiều hơn về giấc ngủ nếu chúng ta dành hơn một phần ba cuộc đời để ngủ. => sai nghĩa
B. Mặc dù dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ, chúng ta biết rất ít về giấc ngủ. => đúng
C. Chúng ta dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ để chúng ta biết khá ít về giấc ngủ. => sai nghĩa
D. Chúng ta biết rất ít về giấc ngủ; kết quả là, chúng ta dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ. => sai
nghĩa
Chọn B
Câu 17:
18/07/2024Kiến thức: Nghĩa của câu
Tạm dịch: Không có thành viên nào trong nhóm đến dự tiệc sinh nhật của anh ấy. Nhưng Julia đã đến.
A. Julia là thành viên duy nhất trong nhóm đến dự tiệc sinh nhật của anh ấy. => đúng
B. Không chỉ Julia đến bữa tiệc sinh nhật của anh ấy mà cả những thành viên khác cũng đến. => sai nghĩa
C. Julia là một trong những thành viên đến dự tiệc sinh nhật của anh ấy. => sai nghĩa
D. Mọi thành viên trong nhóm đều đến bữa tiệc sinh nhật của anh ấy. => sai nghĩa
Chọn A
Câu 18:
23/07/2024Kiến thức: Cặp liên từ “not only... but also...”
Giải thích: S + not only + V but also + V = Not only + trợ động từ + S + V but + S + also + V
Adj as + S + V: mặc dù
Tạm dịch: Cô ấy thông minh. Cô ấy có thể hát rất hay.
A. Mặc dù cô ấy thông minh, cô ấy cũng có thể hát rất hay. => sai nghĩa
B. Cô ấy không chỉ thông minh mà còn có thể hát rất hay. => đúng
C. Cô ấy thông minh, vì vậy cô ấy có thể hát rất hay. => sai nghĩa
D. sai ngữ pháp: intelligent is she => is she intelligent
Chọn B
Câu 19:
23/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích:
Mệnh đề quan hệ không xác định được sử dụng khi danh từ là danh từ xác định ( Binh Thuan province) và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một hoặc hai dấu phẩy (,)
“which” thay thế cho vật, “where” thay thế cho địa điểm.
Tạm dịch: Tỉnh Bình Thuận nổi tiếng về quan cảnh và bãi biển. Nó ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
A. Tỉnh Bình Thuận, nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nổi tiếng về cảnh quan và bãi biển. => đúng
B. sai ngữ pháp: “that” không được dùng trong mệnh đề quan hệ không xác định
C. sai ngữ pháp: thiếu dấu phẩy sau “province”
D. sai ngữ pháp: where + S + V
Chọn A
Câu 20:
18/07/2024Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải thích:
Ở đây sự việc đã diễn ra, nên để diễn tả một giả định ngược lại với quá khứ (không có thật trong quá khứ), phải dùng câu điều kiện loại 3.
Cấu trúc: If + S + had V.p.p, S + would have V.p.p
B. Nếu cô ấy không tức giân, cô ấy sẽ biết toàn bộ câu chuyện. => sai nghĩa
C. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 2 => loại 3
D. Nếu cô ấy biết toàn bộ câu chuyện, cô ấy sẽ không tức giận. => đúng
Chọn D
Câu 21:
18/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích: Sử dụng đại từ quan hệ “which” để thay thế cho cả một mệnh đề trước nó, trước “which” phải sử dụng dấu phẩy.
Tạm dịch: Bạn học sinh cạnh tôi cứ nhai kẹo cao su. Điều đó khiến tôi bực mình lắm.
A. sai ngữ pháp: sai mệnh đề quan hệ
B. sai ngữ pháp vì không có liên từ nối 2 động từ “kept” và “bothered”
C. sai ngữ pháp: that => ,which
D. Học sinh bên cạnh tôi cứ nhai kẹo cao su, điều khiến tôi thấy rất phiền. => đúng
Chọn D
Câu 22:
22/07/2024I strongly disapproved of your behavior. However, I will help you this time.
Kiến thức: Mệnh đề nhượng bộ (tương phản)
Giải thích: However (tuy nhiên) = Although + S + V = Despite/ In spite of + noun phrase ( mặc dù)
Tạm dịch: Tôi mạnh mẽ phản đối hành vi của bạn. Tuy nhiên, tôi sẽ giúp bạn lần này.
A. sai ngữ pháp: Despite of => Despite
B. Vì hành vi của bạn, tôi sẽ giúp bạn lần này. => sai nghĩa
C. sai ngữ pháp: đã có "Although" không dùng "but"
D. Dù cho sự phản đối mạnh mẽ của tôi với hành vi của bạn, tôi sẽ giúp bạn lần này. => đúng
Chọn D
Câu 23:
23/07/2024Kiến thức: Liên từ
Giải thích:
also: cũng
neither … nor…: không... cũng không...
and: và
but: nhưng
Tạm dịch: Ông George là một tác giả nổi tiếng. Ông George cũng là một diễn giả có sức ảnh hưởng.
A. Ông George không phải là một tác giả nổi tiếng cũng không phải là một diễn giả có sức ảnh hưởng. => sai nghĩa
B. Ông Georger thích viết những quyển sách nổi tiếng và diễn thuyết. => sai nghĩa
C. Ngài George là một nhà văn nổi tiếng, và cũng là một diễn giả có sức ảnh hưởng. => đúng
D. Ông George viết những quyển sách nổi tiếng, nhưng ông không biết nhiều về diễn thuyết.
Đáp án: C
Câu 24:
18/07/2024Kiến thức: Mệnh đề nhượng bộ (tương phản)
Giải thích: however (tuy nhiên) = Although + S + V = In spite of/ Despite + noun phrase ( mặc dù)
Tạm dịch: Tôi đã rất cố gắng. Tuy nhiên, tôi không thể kiếm đủ tiền.
A. Mặc dù tôi đã cố gắng, tôi vẫn không thể kiếm đủ tiền. => đúng
B. sai ngữ pháp: In spite of + N/Ving
C. sai gữ pháp: Despite of + N/Ving
D. sai ngữ pháp vì thừa từ “but”
Chọn A
Câu 25:
22/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích: Sử dụng đại từ quan hệ “who” để thay thế cho chủ ngữ chỉ người “My Tam” và sau nó phải dùng dấu phẩy (mệnh đề quan hệ không xác định).
Tạm dịch: Mỹ Tâm là một ngôi sao nhạc pop. Cô ấy có nhiều bài hát nổi tiếng.
A. Mỹ Tâm, người mà có nhiều bài hát nổi tiếng, là một ngôi sao nhạc pop. => đúng
B. sai ngữ pháp: không dùng “that” trong mệnh đề quan hệ không xác định
C. sai ngữ pháp: whose + danh từ
D. sai ngữ pháp: “which” dùng cho danh từ chỉ vật
Chọn A
Câu 26:
17/07/2024Kiến thức: Câu điều kiện loại 2
Giải thích:
Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả điều giả định ngược với hiện tại.
If + S+ V-ed…, S+ would/ could/… + V
Tạm dịch: Tôi không giàu. Tôi không thể giúp người khác.
A. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 1 => loại 2
B. sai ngữ pháp: can => could
C. sai ngữ pháp: am => was/ were
D. Nếu tôi giàu thì tôi có thể giúp người khác. => đúng
Chọn D
Câu 27:
22/07/2024Kiến thức: Cặp liên từ
Giải thích:
Neither S1 nor S2 V (chia theo S2): …không…cũng không…
Not only S1 but also S2: không những... mà còn...
Both S1 and S2: cả...và...
Tạm dịch: John không chơi bóng rổ. Jack không chơi bóng rổ.
A. John hay Jack đều không ơi bóng rổ. => đúng
B. sai ngữ pháp: Not either => Neither
C. Không những John mà Jack cũng chơi bóng rổ. => sai nghĩa
D. sai ngữ pháp: doesn’t => don’t
Chọn A
Câu 28:
23/07/2024The coffee was very strong. He couldn’t drink it.
Kiến thức: Mệnh đề chỉ kết quả
Giải thích:
S1 + be + so + adj + that + S2 + V2: quá... đến nỗi mà...
= S1 + be + too + adj (+for + O) + to V: quá... để mà không thể...
Tạm dịch: Cà phê rất mạnh. Anh ta không thể uống nó.
A. Cà phê mạnh đến nỗi anh ta có thể uống nó.=> sai nghĩa
B. Anh ta không thể uống cà phê mạnh trước đó. => sai nghĩa
C. Cà phê không đủ yếu cho anh ta uống. => sai nghĩa
D. Cà phê quá mạnh cho anh ta để uống. => đúng
Chọn D
Câu 29:
18/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích: Dùng đại từ quan hệ “who” để thay thế cho danh từ chỉ người được lặp lại “workers” (công
nhân)
Tạm dịch: Tôi đã gặp các công nhân. Các phóng viên phỏng vấn họ vào tuần trước.
A. Tôi gặp các công nhân vì các phóng viên phỏng vấn họ vào tuần trước. => sai nghĩa
B. Tôi gặp các công nhân người đã phỏng vấn phóng viên vào tuần trước. => sai nghĩa
C. Tôi gặp các công nhân người đã được phóng viên phỏng vấn vào tuần trước. => đúng
D. Tôi gặp các phóng viên người đã phỏng vấn các công nhân vào tuần trước.=> sai nghĩa
Chọn C
Câu 30:
18/07/2024Kiến thức: Câu điều kiện loại 1
Giải thích:
Unless = If... not : nếu không
Câu điều kiện loại 1 diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc: If/ Unless + S + Ves/ s, S + will/ can + V
Tạm dịch: Bạn không cố gắng học tập chăm chỉ. Bạn sẽ trượt kỳ thi.
A. Nếu bạn không học tập chăm chỉ, bạn sẽ không trượt kỳ thi. => sai nghĩa
B. sai ngữ pháp: do you try => you try
C. Nếu bạn không học tập chăm chỉ, bạn sẽ trượt kỳ thi. => đúng
D. sai ngữ pháp vì đã dùng “unless” không dùng “not”
Chọn C
Câu 31:
22/07/2024My brother can’t find a job. He is very well-qualified.
Kiến thức: Mệnh đề nhượng bộ (tương phản)
Giải thích: Even though + S + V = In spite of/ despite + N/the fact that… : mặc dù
Tạm dịch: Anh tôi không thể tìm được việc làm. Anh ấy rất có năng lực.
A. sai ngữ pháp vì “inspite of” không đi với mệnh đề
B. Anh trai tôi không thể tìm việc mặc dù anh ấy rất có năng lực. => đúng
C. sai ngữ pháp vì “despite” không đi với mệnh đề
D. Anh tôi không tìm được việc làm, nhưng anh ấy rất có năng lực. => sai nghĩa
Chọn B
Câu 32:
17/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích:
Danh từ lặp lại là “My friend” và “his” => dùng đại từ quan hệ “whose” để thay thế cho “his”. “Albert” là tên riêng nên phải dùng dấu phẩy sau nó (mệnh đề quan hệ không xác định)
Tạm dịch: Bạn tôi Albert đã quyết định mua một chiếc xe máy. Chiếc ô tô của anh đã bị đánh cắp vào tuần trước.
A. Bạn tôi Albert, người đã bị mất cắp xe tuần trước, đã quyết định mua một chiếc xe máy. => đúng
B.sai ngữ pháp: thiếu dấu phẩy
C. sai ngữ pháp: mệnh đề quan hệ đặt sai vị trí
D. sai ngữ pháp: thiếu liên từ để nối 2 động từ “has decided” và “has his car stolen”
Chọn A
Câu 33:
17/07/2024Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích: Danh từ lặp lại là “the book” và “it” => dùng đại từ quan hệ “which” để thay thế cho “it”.
Tạm dịch: Cuốn sách rất thú vị. Anh tôi mua nó ngày hôm qua.
A. sai ngữ pháp: thừa đại từ “it”
B. Cuốn sách anh tôi mua ngày hôm qua không thú vị. => sai nghĩa
C. sai ngữ pháp: sai mệnh đề quan hệ
D. Cuốn sách mà anh tôi mua ngày hôm qua rất thú vị. => đúng
Chọn D
Câu 34:
18/07/2024Kiến thức: Thì quá khứ hoàn thành & quá khứ đơn
Giải thích:
Hardly + had + S + PII + when S + Ved/ V2 = No sooner had + S + PII + than + S + Ved/ V2: Ngay khi...
thì...
Tạm dịch: Anh ấy chỉ vừa ăn sáng. Rồi anh ấy bị ngã.
A. sai ngữ pháp: did => had
B. sai ngữ pháp: he had => had he
C. sai ngữ pháp: have => had
D. Ngay khi anh ấy ăn sáng xong thì anh ấy bị ngã. => đúng
Chọn D
Câu 35:
18/07/2024Kiến thức: Rút gọn mệnh đề quan hệ
Giải thích:
Khi danh từ cần thay thế có số thứ tự ( the first/ sencond/ last,...) ta phải dùng đại từ quan hệ “that” khi rút gọn sẽ đưa động từ về dạng “to V”
Câu đầy đủ: She was the first woman who was elected as the president of the Philippines.
Rút gọn: She was the first woman to be elected as the president of the Philippines.
Tạm dịch: Bà là người phụ nữ đầu tiên ở Philippines. Bà được bầu làm tổng thống của đất nước.
A. sai ngữ pháp: being => to be
B. sai ngữ pháp: is => was
C. Bà là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm tổng thống của Phi-lip-pin. => đúng
D. sai ngữ pháp: elected => to be elected
Chọn C
Câu 36:
18/07/2024Kiến thức: Cặp liên từ
Giải thích:
Neither... nor...: không... cũng không... (không được dùng “not” trong cấu trúc này)
Either... or...: hoặc... hoặc là...
Not only... but also...: không những... mà còn
Tạm dịch: Gà chưa được cho ăn, lợn cũng chưa được cho ăn.
A. sai ngữ pháp: haven’t => have
B. Cả gà lần lợn đều chưa được cho ăn. => đúng
C. Hoặc gà hoặc lợn chưa được cho ăn. => sai nghĩa
D. Không những gà mà cả lợn đều được cho ăn rồi. => sai nghĩa
Chọn B
Câu 37:
23/07/2024Kiến thức: Rút gọn mệnh đề quan hệ
Giải thích:
Khi danh từ cần thay thế có số thứ tự ( the first/ sencond/ last,...) ta phải dùng đại từ quan hệ “that” khi rút gọn sẽ đưa động từ về dạng “to V”
Câu đầy đủ: Corazon Aquino was the first woman who was elected as the president of the Philippines.
Rút gọn: Corazon Aquino was the first woman to be elected as the president of the Philippines.
Tạm dịch: Corazon Aquino là người phụ nữ đầu tiên ở Philippines. Bà được bầu làm tổng thống của đất nước.
A. sai ngữ pháp: is => was
B. Corazon Aquino là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm tổng thống của Phi-lip-pin. => đúng
C. sai ngữ pháp: elected => to be elected
D. sai ngữ pháp: being => to be
Chọn B
Câu 38:
18/07/2024Kiến thức: So sánh kép
Giải thích:
Cấu trúc so sánh: The + so sánh hơn của tính từ/trạng từ + S + V, the + so sánh hơn của tính từ/trạng từ + S + V (càng... càng...)
Tạm dịch: Chúng ta chặt nhiều rừng. Trái Đất trở nên nóng.
A. Chúng ta càng chặt nhiều rừng, Trái Đất càng nóng lên. => đúng
B. sai ngữ pháp: The more => The more forests
C. sai ngữ pháp: the => the hotter
D. sai cấu trúc so sánh kép
Chọn B
Câu 39:
18/07/2024He behaved in a very strange way. That surprised me a lot.
Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải thích: “which” được dùng để thay thế cho mệnh đề đứng trước nó. Trước “which” phải có dấu phẩy.
Tạm dịch: Anh ấy cư xử một cách rất kỳ lạ. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên.
A. Điều hầu như làm tôi ngạc nhiên là cách thức lạ lùng mà anh ấy cư xử. => sai nghĩa
B. sai ngữ pháp: sau dấu phẩy không dùng “that”
C. Tôi gần như ngạc nhiên bởi cách cư xử lạ của anh ấy. => sai nghĩa
D. Anh ấy cư xử rất lạ, điều này làm tôi ngạc nhiên lắm. => đúng
Chọn D
Câu 40:
18/07/2024Kiến thức: Mệnh đề nhượng bộ (tương phản)
Giải thích:
Because + S+V…= because of + danh từ/ V-ing: Bởi vì
In spite of / Despite + danh từ/V-ing = Although + S+ V …: Mặc dù …
Tạm dịch: Thời tiết rất nóng. Các chàng trai tiếp tục chơi bóng ở sân trường.
A. sai ngữ pháp: because of + danh từ/ V-ing
B. sai ngữ pháp: Because + S+V
C. Dù trời nóng nhưng các chàng trai vẫn tiếp tục chơi bóng ở sân trường. => đúng
D. sai ngữ pháp: Despite + danh từ/V-ing
Chọn C
Câu 41:
18/07/2024Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải thích:
Câu điều kiện loại 3 diễn tả điều giả định ngược với quá khứ Cấu trúc: If + S + had Ved/ V3, S + would have Ved/ V3
= But for/ Without + noun phrase, S + would have Ved/ V3
Tạm dịch: Cô ấy giúp chúng tôi rất nhiều với dự án. Chúng tôi không thể thành công nếu không có cô ấy.
A. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 2 => loại 3
B. Nếu không vì những giúp đỡ của cô ấy, chúng tôi sẽ đã tiếp tục với dự án. => sai nghĩa
C. Nếu cô ấy không cống hiến 1 cách tích cực, chúng tôi sẽ đã không thể tiếp tục dự án. => đúng
D. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 2 => loại 3
Chọn C
Câu 42:
19/07/2024Kiến thức: Mệnh đề chỉ mục đích
Giải thích: so as to/ in order to + V = so that/ in order that + S + V: để mà
Tạm dịch: Tôi thì thầm vì tôi không muốn ai nghe câu chuyện của chúng tôi.
A. Vì không ai muốn nghe cuộc nói chuyện của chúng tôi, tôi thì thầm. => sai nghĩa
B. Để không nghe cuộc nói chuyện của chúng tôi, tôi thì thầm. => sai nghĩa
C. Bởi vì tôi thì thầm, ai cũng nghe thấy cuộc nói chuyện của chúng tôi. => sai nghĩa
D. Tôi hạ thấp giọng để cuộc trò chuyện của chúng tôi không thể được nghe thấy. => đúng
Chọn D
Câu 43:
18/07/2024Kiến thức: Nghĩa của câu
Tạm dịch: Tim tốt nghiệp với tấm bằng giỏi. Anh gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp.
A. Tim gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp vì anh tốt nghiệp với tấm bằng giỏi. => sai nghĩa
B. sai ngữ pháp: câu điều kiện loại 2 => loại
C. Mặc dù Tim đã tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, anh gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp. => đúng
D. Việc Tim tốt nghiệp với tấm bằng giỏi đã giúp anh gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp. => sai
nghĩa
Chọn C
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Kết hợp câu - Mức độ nhận biết có đáp án (360 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Kết hợp câu - Mức độ thông hiểu có đáp án (526 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Chức năng giao tiếp có đáp án (10606 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Ngữ pháp và Từ vựng - Mức độ nhận biết có đáp án (4702 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Tìm lỗi sai - Mức độ thông hiểu có đáp án (3826 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Ngữ pháp và Từ vựng - Mức độ thông hiểu có đáp án (3633 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Từ trái nghĩa - Mức độ thông hiểu có đáp án (3501 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Từ trái nghĩa - Mức độ nhận biết có đáp án (2847 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Từ vựng và Ngữ pháp - Mức độ vận dụng có đáp án (2498 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Từ đồng nghĩa - Mức độ nhận biết có đáp án (2439 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Tìm từ có trọng âm khác - Mức độ nhận biết có đáp án (2138 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tiếng anh 12 Đọc hiểu có đáp án (2120 lượt thi)