Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo)
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo)
-
2102 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: C
- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
=> C đúng
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu hàng, cơ khí nông nghiệp cũng đang trên đà phát triển nhưng chiếm tỉ trọng chưa lớn.
=> A, B, D sai
* Tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long
a) Nông nghiệp
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
Cánh đồng lúa ở Long An
+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...
+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước
- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
b) Công nghiệp
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 33,1% GDP toàn vùng năm 2017).
- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Giải Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Câu 2:
22/07/2024Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án A
Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vịt
* Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Câu 3:
20/07/2024Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: A
Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là loài quả nhiệt đới như cam, xoài, bưởi.
A đúng
- B sai vì câc hoa quả chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng. Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, phù hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả này.
- C sai vì các hoa quả chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng. Các vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa hè nóng ẩm, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả này.
- D sai vì các hoa quả chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và các vùng núi phía Bắc. Vùng này có khí hậu ôn đới và cận ôn đới, với mùa đông lạnh và mùa hè mát mẻ, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả này.
*) Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...
+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.
- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Giải Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Câu 4:
07/08/2024Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: B
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, sông ngòi trong vùng có vai trò quan trọng phục vụ hoạt động di chuyển, giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Điển hình nhất là mô hình chợ nổi trên sông.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Vùng đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
Xem thêm các bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Giải Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5:
05/10/2024Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ.
*Tìm hiểu thêm: "Tình hình phát triển kinh tế"
a) Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...
+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.
- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Câu 6:
20/07/2024Các ngành dịch vụ chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án A
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch.
Câu 7:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: B
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống mạch nước phong phú, bao gồm các sông, kênh rạch và các hồ nuôi, ao nuôi. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng cho việc nuôi vịt, với khả năng cung cấp nước và nguồn thức ăn dồi dào từ các loại thực phẩm tự nhiên như tôm, cá, cua, ếch, các loại cỏ ven ruộng và một số cây trồng nổi.
B đúng.
- A sai vì ngành trồng trọt lớn và dịch vụ thú y phát triển có thể cung cấp nguồn thức ăn bổ sung cho vịt thông qua các sản phẩm như gạo, ngô, lúa mì và các dịch vụ y tế thú y. Tuy nhiên, vịt thường cần nguồn thức ăn từ mặt nước, cỏ hoặc sinh vật thủy sinh như tôm, cá và côn trùng, mà không phải từ các cây trồng lúa gạo hay ngô trực tiếp.
- C sai vì khí hậu thuận lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn cũng là yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- D sai vì nguồn thức ăn công nghiệp lớn không phải là nguồn chính để nuôi vịt, vì vịt thường được nuôi với thức ăn từ tự nhiên như cỏ, tôm, cá và sinh vật nổi bật trong vùng nuôi. Ngoài ra, kinh nghiệm của người dân trong việc nuôi vịt là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
* Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tại đồng bằng sông Cửu Long
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Giải Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Câu 8:
22/07/2024Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: A
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Đây là ý nghĩa xã hội quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.
A đúng.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Địa hình thấp, khá bằng phẳng.
- Đất:
+ Phù sa ngọt: chiếm diện tích lớn, dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn: Đông Tháp, Long An, phía Tây Nam.
+ Đất mặn: dọc ven biển.
→ Tài nguyên đất phù sa sông thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần cải tạo.
- Khí hậu: Cận xích đạo, nóng ẩm, lượng mưa dồi dào → Thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là cây lúa nước).
- Tài nguyên nước: Kênh rạch chằng chịt, vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, vem biển lớn. Thuận lợi: nuôi trồng thủy hải sản. → Thuận lợi phát triển giao thông đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
- Sinh vật phong phú, đa dạng. Rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.
- Biển và hải đảo: Nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo. → Thuận lợi cho khai thác hải sản
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay, chi tiết
Giải Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay, chi tiết
Câu 9:
23/07/2024Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án B
Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chế độ nước tương đối điều hòa có thể phát triển giao thông đường thủy quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biến và tiện lợi nhất trong đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong mùa lũ. Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10:
21/07/2024Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì
Đáp án B
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhờ nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.
- Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
Câu 11:
22/07/2024Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả trong các ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là vì
Đáp án C
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.
+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
- Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).
Câu 12:
06/12/2024Nguyên nhân nào sau đây làm cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?
Đáp án đúng là : B
- Nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là Diện tích mặt nước lớn.
+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc:
Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt với hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng vô số kênh rạch nhỏ, cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho việc nuôi trồng thủy sản.
+ Diện tích đất ngập nước rộng lớn:
Đây là vùng đồng bằng thấp, có nhiều vùng trũng, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá tra, cá basa.
+ Vùng ven biển dài và nhiều cửa sông lớn:
Đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển dài khoảng 700 km, với nhiều cửa sông đổ ra biển, tạo nên các vùng nước lợ rộng lớn rất thích hợp cho việc nuôi các loài thủy sản như tôm sú, cua biển.
+ Nguồn thức ăn tự nhiên phong phú:
Nguồn phù sa giàu dinh dưỡng từ sông Mê Kông mang theo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho các loài thủy sản, giúp giảm chi phí nuôi trồng.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định:
Vùng này có khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của bão, tạo điều kiện ổn định cho việc nuôi trồng thủy sản.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
Tình hình phát triển kinh tế
a) Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...
+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.
- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
b) Công nghiệp
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 33,1% GDP toàn vùng năm 2017).
- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...
c) Dịch vụ
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Vùng đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Câu 13:
22/07/2024Năm 2019, diện tích lúa cả nước là 7469,5 nghìn ha, diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long là 4068,9 nghìn ha. Tỉ lệ % diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là
Đáp án A
Áp dụng công thức ta tính được kết quả là 54,4%.
Câu 14:
20/07/2024Năm 2019 sản lượng thủy sản của cả nước là 8.270 nghìn tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 4.638 nghìn tấn, như vậy vùng này chiếm tỉ lệ % so với cả nước là
Đáp án D
Áp dụng công thức ta tính được kết quả là 56,08%.
Câu 15:
21/07/2024Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM, NĂM 2014 VÀ 2019
Vùng |
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
||
2014 |
2019 |
2014 |
2014 |
|
ĐBSH |
1079,6 |
1012,3 |
6548,5 |
6134,0 |
ĐBSCL |
4249,5 |
4068,9 |
25245,6 |
24310,0 |
Cả nước |
7816,2 |
7469,5 |
44974,6 |
43495,4 |
Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2014 - 2019 tỉ trọng về diện tích lúa cả năm của hai vùng ĐBSH và ĐBSCL so với cả nước thay đổi theo xu hướng
Đáp án B
Diện tích
- Vùng ĐBSCL 54,36(2014); 45, 47% (2019);
- Vùng ĐBSH 13,81% (2014); 1,55% (2019)
Qua xử lý số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2014 - 2019 tỉ trọng về diện tích lúa cả năm của hai vùng ĐBSH và ĐBSCL so với cả nước thay đổi theo xu hướng tỉ trọng của cả hai vùng đều giảm.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) (2101 lượt thi)
- Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) (442 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (3618 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (3068 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1925 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1111 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 33 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1088 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) (977 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 29 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) (953 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 28 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (904 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (739 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 26 (có đáp án): Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) (714 lượt thi)