Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 12 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
-
422 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
Đáp án C
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
Câu 2:
18/07/2024Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
Đáp án A
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu 3:
22/07/2024Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?
Đáp án C
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta
Câu 4:
04/11/2024Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là
Đáp án đúng là: D
Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là khoáng sản - nguồn nhiên liệu cho công nghiệp (dầu, khí, than,…).
→ D đúng
- A, B, C sai vì chúng chủ yếu tác động đến nông nghiệp hoặc du lịch, trong khi công nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào sự sẵn có của nguyên liệu thô như khoáng sản. Các ngành công nghiệp nặng thường cần nguồn tài nguyên khoáng sản hơn là điều kiện địa hình hay khí hậu.
Nó cung cấp nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất hóa chất, năng lượng và vật liệu xây dựng. Các vùng có trữ lượng khoáng sản phong phú, như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt và kim loại quý, thường trở thành trung tâm công nghiệp do có sẵn nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí vận chuyển và thuận lợi trong sản xuất. Điều này dẫn đến sự tập trung công nghiệp gần các nguồn khoáng sản, góp phần hình thành các khu công nghiệp lớn. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp dựa vào khoáng sản cũng đòi hỏi các biện pháp quản lý bền vững nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo nguồn tài nguyên này không bị khai thác cạn kiệt.
Nguồn tài nguyên này cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng và năng lượng. Các khu vực giàu tài nguyên khoáng sản thường thu hút đầu tư công nghiệp do lợi thế sẵn có về nguyên liệu, giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp tại chỗ. Chẳng hạn, các mỏ than đá, sắt, dầu mỏ hay khí đốt ở nhiều quốc gia là cơ sở cho việc hình thành các khu công nghiệp nặng hoặc nhà máy chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, công nghiệp phát triển dựa vào khoáng sản cũng đòi hỏi các biện pháp bảo vệ môi trường và khai thác bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 5:
05/10/2024Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
*Tìm hiểu thêm: "Các trung tâm công nghiệp lớn"
- Vùng công nghiệp: có 6 vùng công nghiệp, hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.
- Trung tâm công nghiệp: Lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.
Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 6:
23/07/2024Nước ta có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành nhiệt điện?
Đáp án D
Nhờ có nguồn than và dầu khí dồi dào nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Phả Lại, Phú Mỹ,…
Câu 7:
22/07/2024Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là
Đáp án B
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là nhiệt điện Phú Mỹ. Sơn La là nhà máy thủy điện, Phả Lại và Uông Bí là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Câu 8:
20/07/2024Công suất của nhà máy thủy điện Sơn La nước ta là bao nhiêu?
Đáp án B
Công suất của nhà máy Sơn La nước ta là 2400MW ->là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta.
Câu 9:
13/12/2024Tại sao các nhà máy thủy điện nước ta phân bố ở miền núi?
Đáp án đúng là : C
- Các nhà máy thủy điện nước ta phân bố ở miền núi vì Là khu vực thượng lưu của các hệ thống sông.
Sông ngòi chảy trên khu vực núi cao tạo ra nguồn thủy năng lớn giúp phát triển các nhà máy thủy điện. Ngược lại, ở đồng bằng là hạ lưu của các con sông, sức nước chảy không lớn, không tạo ra được nguồn thủy năng. -> Các nhà máy thủy điện chỉ phân bố ở khu vực miền núi.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may,…
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 - 20 triệu tấn/năm.
+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp (nhiệt điện, phân bón,…), xuất khẩu.
- Khai thác dầu khí:
+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.
+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.
+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
b) Công nghiệp điện
- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.
- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
c) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
d) Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.
- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,…
2. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Vùng công nghiệp: có 6 vùng công nghiệp, hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.
- Trung tâm công nghiệp: Lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.
Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 10:
10/07/2024Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do
Đáp án A
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta phát triển đa dạng (nông –lâm – ngư nghiệp), trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta và đem lại sản lượng lớn.
=> Là điều kiện để thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm rộng khắp cả nước.
Câu 11:
13/07/2024Vai trò quan trọng nhất của ngành công nghiệp năng lượng đối với nền kinh tế của nước ta là
Đáp án C
Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Công nghiệp năng lượng cung cấp nguồn năng lượng cho mọi ngành kinh tế khác phát triển -> Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.
Câu 12:
11/10/2024Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là
Đáp án đúng là: C
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là ngành hóa dầu.
C đúng
- A, B, D sai vì khu vực này chủ yếu tập trung vào khai thác và chế biến dầu mỏ, với các nhà máy nhiệt điện lớn, tạo ra nguồn điện ổn định. Thủy điện cũng không phải là ưu tiên hàng đầu do điều kiện địa hình và nguồn nước không thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô lớn trong khu vực.
Ngành công nghiệp năng lượng tại Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh nhất chủ yếu do khu vực này sở hữu các nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Với sự hiện diện của các nhà máy nhiệt điện lớn, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm năng lượng quan trọng của Việt Nam. Nhiệt điện không chỉ cung cấp nguồn điện ổn định cho khu vực mà còn hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác đang phát triển trong khu vực, như công nghiệp chế biến và dịch vụ.
Hơn nữa, nhờ vào cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho ngành nhiệt điện phát triển. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Do đó, ngành nhiệt điện tại Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của địa phương mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 13:
22/07/2024Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2014 |
Dầu mỏ (triệu tấn) |
16,3 |
18,5 |
15 |
17,4 |
Điện (tỉ KWh) |
26,7 |
52,1 |
91,7 |
141,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện sản lượng dầu mỏ, điện của nước ta giai đoạn 2000 -2014, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
Đáp án C
Đề bài yêu cầu: thể hiện sản lượng dầu mỏ, điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014. Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường: Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện lượng dầu mỏ, điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014 là biểu đồ kết hợp.
Câu 14:
22/07/2024Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
Năm |
2010 |
2014 |
2015 |
2016 |
Vải (triệu m2) |
1 176,9 |
1 346,5 |
1 525,6 |
1 700,7 |
Giày, dép da (triệu đôi) |
192,2 |
246,5 |
253,0 |
257,6 |
Giấy bìa (nghìn tấn) |
1 536,8 |
1 349,4 |
1 495,6 |
1 614,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án B
Đề bài yêu cầu: thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp. Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường: Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 - 2016 là biểu đồ đường.
Câu 15:
22/07/2024Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
Năm |
2010 |
2014 |
2015 |
2016 |
Vải (triệu m2) |
1 176,9 |
1 346,5 |
1 525,6 |
1 700,7 |
Giày, dép da (triệu đôi) |
192,2 |
246,5 |
253,0 |
257,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Để thể hiện sản lượng vải, giày và dép da của nước ta giai đoạn 2010 - 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án D
Đề bài yêu cầu thể hiện sản lượng
Bảng số liệu có 4 năm, 2 đơn vị
=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng vải và giày, dép da của nước ta giai đoạn 2010 – 2016 là biểu đồ kết hợp
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 12 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố công nghiệp (421 lượt thi)
- Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (499 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15 (có đáp án): Thương mại và du lịch (875 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản (717 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 13 (có đáp án): Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (624 lượt thi)
- Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (620 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 14 (có đáp án): Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (620 lượt thi)
- Bài 15: Thương mại và du lịch (619 lượt thi)
- Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (577 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp (569 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 7 (có đáp án): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (523 lượt thi)
- Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (511 lượt thi)