Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) (Thông hiểu)

  • 4664 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Địa hình Đồng bằng sông Cửu Long nổi bật với hai vùng trũng lớn, thường xuyên ngập nước vào mùa khô là Đồng tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

C đúng.

- Cà Mau, Kiên Giang cũng có vùng trũng nhưng không lớn bằng Đồng tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

A, B, D sai.

* Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.

+ Địa hình thấp, phẳng.

+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Câu 2:

12/10/2024

Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh của khu vực đồng bằng ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Nhận định không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta là các sông có trữ năng thủy điện lớn. Vì đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi chảy êm đềm nên không có trữ năng thủy điện lớn như miền núi.

*Tìm hiểu thêm: "Khu vực đồng bằng"

* Đồng bằng châu thổ sông

Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đồng bằng sông Hồng

+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.

+ Địa hình thấp, phẳng.

+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

 


Câu 3:

23/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi miền Trung nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở miền Trung chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, lũ lên nhanh và rút nhanh => nhận xét lũ lên chậm rút chậm là không đúng.

D đúng

- A sai vì ở miền Trung, mùa mưa lệch hẳn về thu đông, nên mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm.

- B sai vì khí hậu có sự thay đổi mùa rõ rệt, với mùa khô và mùa mưa, khiến cho lưu lượng nước trong các sông ngòi biến đổi.

- C sai vì lãnh thổ miền Trung kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc.

* Đồng bằng ven biển (Miền Trung)

– Lãnh thổ Trung Bộ kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc. Khi có mưa và bão lớn, lũ các sông lên rất nhanh và đột ngột.

– Ở Trung Bộ, mùa mưa lệch hẳn về thu đông, nên mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm.

- Diện tích 15000 km, hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,...

 


Câu 4:

05/10/2024

Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày,không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta

Giải thích: Thuận lợi không phải là của khu vực đồng bằng ở nước ta là “Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày” vì đồng bằng thích hợp với cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày hơn; cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng trung du, miền núi hơn.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Các khu vực địa hình

a) Khu vực đồi núi

b) Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu thổ sông

Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đồng bằng sông Hồng

+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.

+ Địa hình thấp, phẳng.

+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).

* Đồng bằng ven biển

- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.

- Đặc điểm:

+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.

 +Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.

- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 5:

23/07/2024

Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Do địa hình đồi núi hiểm trở và dốc, việc phát triển hệ thống giao thông vận tải ở những khu vực này thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng đồng bằng. Các con đường ở đồi núi thường hẹp và uốn lượn, có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như sạt lở đất, làm gián đoạn giao thông và vận chuyển.

D đúng.

- A sai vì tập trung nhiều khoáng sản: Đây là một thế mạnh của khu vực đồi núi. Khu vực đồi núi ở Việt Nam thường giàu các loại khoáng sản như than, bôxít, và nhiều loại quặng khác. Sự phong phú của các nguồn khoáng sản này là cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản tại các khu vực này.

- B sai vì phát triển cây công nghiệp dài ngày: Đây là điểm không chính xác. Mặc dù một số khu vực đồi núi phù hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, hồ tiêu, nhưng không phải toàn bộ khu vực đồi núi đều có điều kiện thuận lợi để phát triển rộng rãi loại hình này. Địa hình dốc và điều kiện đất đai không phù hợp có thể hạn chế việc canh tác các loại cây này.

- C sai vì sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn: Đây là một thế mạnh đúng. Khu vực đồi núi của Việt Nam có nhiều sông ngòi chảy xiết và dốc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án thủy điện. Việt Nam đã và đang khai thác lợi thế này để phát triển năng lượng thủy điện, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung.

* Khu vực đồi núi nước ta

Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.

Thủy điện Thác Bà, Yên Bái - Vùng núi giàu tiềm năng thủy điện

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

Hà Giang, vùng núi có nhiều cảnh quan du lịch sinh thái đa dạng

Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu nước,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Câu 6:

23/07/2024

Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đây là điểm mạnh nổi bật của miền núi Việt Nam. Khu vực này có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, như núi non, thác nước, hang động, rừng nguyên sinh, và các bản làng dân tộc thiểu số với văn hóa độc đáo. Những điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Mù Cang Chải, Đà Lạt, và Hạ Long đều nằm ở các khu vực miền núi hoặc có địa hình đồi núi.

C đúng.

- A sai vì giao thông thuận lợi: Điều này không hoàn toàn đúng. Khu vực miền núi thường có địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, đường sá hẹp và quanh co, dễ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất và các điều kiện thời tiết xấu.

- B sai vì khí hậu ít thiên tai: Điều này cũng không hoàn toàn đúng. Miền núi Việt Nam có thể đối mặt với nhiều thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, và bão lũ. Do đó, không thể nói rằng khu vực này có khí hậu ít thiên tai.

- D sai vì nguồn lao động đông đảo: Miền núi thường có dân số ít hơn so với các vùng đồng bằng, và nguồn lao động không đông đảo bằng các khu vực thành thị hoặc đồng bằng.

* Khu vực đồi núi nước ta

Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.

Thủy điện Thác Bà, Yên Bái - Vùng núi giàu tiềm năng thủy điện

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

Hà Giang, vùng núi có nhiều cảnh quan du lịch sinh thái đa dạng

Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu nước,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Câu 7:

01/10/2024

Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.

Giải thích: Miền núi với địa hình núi non hiểm trở, chia cắt mạnh nên khó khăn trong xây dựng đường giao thông, cản trở sự giao lưu của vùng núi với vùng đồng bằng cũng như hạn chế sự phát triển của các vùng đồi núi.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội

a) Khu vực đồi núi

* Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

* Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở  đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu  nước,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 8:

10/11/2024

Thế mạnh nào sau đây không nổi bật ở khu vực đồi núi nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi là khoáng sản, rừng và đất trồng (cây lâu năm), nguồn thủy năng và tiềm năng du lịch. Đất rộng trồng cây lương thực là thế mạnh của đồng bằng; không phải thế mạnh của đồi núi.

*Tìm hiểu thêm: "Khu vực đồi núi"

* Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

* Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu nước,…

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

 


Câu 9:

23/07/2024

Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi hạn hán và ngập lụt thường xuyên (đây là các thiên tai thường xảy ra ở đồng bằng hơn).

B đúng 

- A sai vì do sự phân hóa địa chất và địa hình phức tạp, với nhiều dãy núi và thung lũng sâu ngắn xen kẽ, tạo ra cảnh quan đa dạng và địa hình gồ ghề.

- C sai vì do địa hình phân tầng, nhiều dãy núi chia cắt nên hình thành nhiều thung lũng sâu và mạng lưới sông suối phong phú, góp phần tạo nên cảnh quan đa dạng và giàu nước.

- D sai vì do địa hình dốc, mưa nhiều và đất chất lượng kém, dẫn đến quá trình xói mòn và trượt lở diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đến cảnh quan và đời sống dân cư.

*) Khu vực đồi núi

* Địa hình núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi có (ảnh 1)* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

- Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ.

- Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH, thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miềnTrung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng  chảy.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Câu 10:

23/07/2024

Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Địa hình vùng đồng bằng ven biển miền Trung đa dạng, được chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa là vùng trũng thấp, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng; tuy nhiên đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

B đúng

- A sai vì nó là đồng bằng phẳng, thích hợp cho nông nghiệp và có mật độ dân cư cao.

- C sai vì nó là đồng bằng phẳng, ít có sự biến đổi địa hình lớn như ruộng cao bạc màu và ô trũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- D sai vì nó là đồng bằng phẳng, ít có biến động địa hình nghiêm trọng, khác với vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thủy triều ảnh hưởng lớn.

*) Các khu vực địa hình

- Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng ven biển

- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.

- Đặc điểm:

+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.

+ Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.

- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Câu 11:

08/11/2024

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành Đồng bằng Duyên hải miền Trung nên

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

A đúng 

- B sai vì là do đặc điểm địa hình dãy núi Trường Sơn chạy sát biển, tạo ra các dải đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi và biển.

- C sai vì là do các dãy núi đâm ra sát biển, chia cắt địa hình thành các vùng đồng bằng nhỏ, hẹp dọc theo bờ biển.

- D sai vì do quá trình bồi tụ của sông ngòi và tác động của gió, tạo ra các đặc điểm địa hình này trong Đồng bằng Duyên hải miền Trung.

*) Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu thổ sông

Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đồng bằng sông Hồng

Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng

+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.

+ Địa hình thấp, phẳng.

+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).

Cánh đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long

* Đồng bằng ven biển

- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.

- Đặc điểm:

+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.

+ Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.

- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Câu 12:

23/07/2024

Khả năng phát triển du lịch ở miền núi chủ yếu do có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Miền núi Việt Nam có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng với nhiều dãy núi, thung lũng, rừng nguyên sinh và các bản làng dân tộc thiểu số với văn hóa đặc sắc. Khí hậu mát mẻ của các vùng núi cao như Sa Pa, Đà Lạt, và Tam Đảo cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, đặc biệt là trong những tháng nóng của mùa hè.

B đúng.

- A sai vì nhiều địa hình hang động đẹp: Đây là một phần lý do, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu. Mặc dù hang động đẹp thu hút du khách (ví dụ như Phong Nha-Kẻ Bàng), nhưng yếu tố này không bao phủ toàn bộ khả năng phát triển du lịch của miền núi.

- C sai vì tài nguyên sinh vật phong phú: Đây cũng là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu. Tài nguyên sinh vật phong phú góp phần làm đa dạng hóa các hoạt động du lịch như du lịch sinh thái, thám hiểm rừng, và nghiên cứu khoa học, nhưng không phải là yếu tố chính tạo nên khả năng phát triển du lịch.

- D sai vì tiềm năng thủy điện lớn: Đây không phải là yếu tố liên quan đến phát triển du lịch. Tiềm năng thủy điện lớn có thể là một lợi thế kinh tế, nhưng không trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch.

* Khu vực đồi núi nước ta

Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.

Thủy điện Thác Bà, Yên Bái - Vùng núi giàu tiềm năng thủy điện

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

Hà Giang, vùng núi có nhiều cảnh quan du lịch sinh thái đa dạng

Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu nước,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương