Câu hỏi:

05/10/2024 607

Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. Cung cấp một số nguồn lợi về thủy sản, lâm sản.

C. Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày.

Đáp án chính xác

D. Tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

- Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày,không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta

Giải thích: Thuận lợi không phải là của khu vực đồng bằng ở nước ta là “Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày” vì đồng bằng thích hợp với cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày hơn; cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng trung du, miền núi hơn.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Các khu vực địa hình

a) Khu vực đồi núi

b) Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu thổ sông

Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đồng bằng sông Hồng

+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.

+ Địa hình thấp, phẳng.

+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).

* Đồng bằng ven biển

- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.

- Đặc điểm:

+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.

 +Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.

- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 67,094

Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi miền Trung nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 61,674

Câu 3:

Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?

Xem đáp án » 23/07/2024 27,893

Câu 4:

Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh của khu vực đồng bằng ở nước ta?

Xem đáp án » 12/10/2024 15,317

Câu 5:

Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi của nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 12,434

Câu 6:

Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi có

Xem đáp án » 23/07/2024 9,753

Câu 7:

Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

Xem đáp án » 01/10/2024 5,072

Câu 8:

Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:

Xem đáp án » 23/07/2024 3,960

Câu 9:

Khả năng phát triển du lịch ở miền núi chủ yếu do có

Xem đáp án » 23/07/2024 3,683

Câu 10:

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành Đồng bằng Duyên hải miền Trung nên

Xem đáp án » 08/11/2024 1,027

Câu 11:

Thế mạnh nào sau đây không nổi bật ở khu vực đồi núi nước ta là

Xem đáp án » 10/11/2024 385