Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ (Vận dụng)

  • 4030 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024
Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là
Xem đáp án

Đáp án: A

Bảo vệ và phát triển rừng là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở bắc Trung Bộ.


Câu 2:

22/07/2024
Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển công nghiệp năng lượng của vùng Bắc Trung Bộ là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vấn đề phát triển cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng do những hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nên việc giải quyết nhu cầu điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia.

B đúng 

- A sai vì các thách thức lớn hơn bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư hạn chế, và công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến ngành công nghiệp năng lượng.

- C sai vì nguồn tài nguyên năng lượng hạn chế và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, như địa hình và khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp hơn đến khả năng phát triển của ngành.

- D sai vì vấn đề này có thể được giải quyết bằng đào tạo và giáo dục, trong khi các thách thức lớn hơn như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và nguồn tài nguyên năng lượng hạn chế ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài hơn.

*) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá

* Điều kiện phát triển:

- Tiềm năng khoáng sản tương đối phong phú, chỉ đứng sau TDMNBB.

+ Kim loại: Sắt ở Thạch Khê (Hà Tỉnh), trữ lượng lớn nhất cả nước (chiếm 60% trữ lượng cả nước).

+ Crôm ở Cổ Định (Thanh Hoá), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), chiếm 60% trử lượng cả nước. Mangan ở Nghệ An, titan ở ven biển Hà Tỉnh. Vật liệu xây dựng khá lớn. Cao lanh ở Quảng Bình, đá quý ở miền tây Nghệ An,…

- Nhiều nguồn nguyên liệu của ngành nông - lâm - thuỷ sản.

-  Lao động dồi dào và tương đối rẻ.

* Hạn chế:

-  Điều kiện kĩ thuật lạc hậu, thiếu nhiên liệu và năng lượng điện.

-  Giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế.

* Hiện trạng:

-  Nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc chưa được khai thác triệt để (crômit, thiếc, qặng sắt,…).

-  Công nghiệp của vùng mới định hình với những trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa. Chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, hàng tiêu dùng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Giải Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ


Câu 3:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ?
Xem đáp án

Đáp án: D

Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên và môi trường không phải là ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ.


Câu 4:

24/07/2024
Để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ở vùng Bắc Trung Bộ, biện pháp quan trọng nhất là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian cần phải gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp. Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ,…

D đúng.

- Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là điều cần thiết ở mọi vùng nhưng đây không phải là yếu tố quan trọng nhất.

A sai.

- Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía tây sẽ làm cho Bắc Trung Bộ phát triển không đồng đều ở các khu vực.

B sai.

- Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị lớn là đều tất yếu sẽ xảy ra khi phát triển kinh tế.

C sai.

* Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp

- Có ý nghĩa đối với hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng:

+ Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

+ Tỉ trọng công nghiệp còn bé.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp.

Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng

a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

- Diện tích rừng 2,22 triệu ha, chiếm khoảng 21,5% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 43,1% (năm 2019), chỉ đứng sau Tây Nguyên.

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

- Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt - Lào.

- Rừng sản xuất chiếm khoảng 35% diện tích, còn khoảng 49% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.

- Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

- Trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.

b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (đàn trâu 750 nghìn con, đàn bò 1,1 trịệu con).

- Đất badan (diện tích tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).

- Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), không thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển (Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển).

- Nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.

- Khó khăn: Tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính nên nguồn thủy sản ven bờ suy giảm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Giải SGK Địa lí 12 Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ


Câu 5:

22/07/2024
Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ?
Xem đáp án

Đáp án: B

Nhân tố có tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ là việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.


Câu 6:

22/07/2024
Việc xây dựng các cảng biển ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ tức là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa chủ yếu là làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư vào các khu kinh tế ven biển, thu hút đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ ven biển.

C đúng.

* Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải

- Mạng lưới giao thông: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9), đường Hồ Chí Minh.

- Hàng loạt cửa khẩu được mở để phát triển giao thương với các nước láng giềng (Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng).

- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây).

- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp.

Cảng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương