Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Nhận biết)
-
3801 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Đáp án đúng là: A
Duyên hải, Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế biển.
A đúng
- B sai vì khu vực này có địa hình khô cằn, ít phù sa và nguồn nước hạn chế, không thuận lợi cho trồng trọt quy mô lớn. Thay vào đó, kinh tế biển và dịch vụ du lịch phát triển mạnh hơn.
- C sai vì khu vực này thiếu các con sông lớn và địa hình phù hợp để xây dựng các công trình thủy điện quy mô lớn. Kinh tế biển và du lịch có tiềm năng phát triển mạnh hơn.
- D sai vì khu vực này không giàu tài nguyên khoáng sản so với các vùng khác. Thay vào đó, kinh tế biển, du lịch và nuôi trồng thủy sản có tiềm năng phát triển mạnh hơn.
*) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Nghề cá
* Tiềm năng phát triển:
Các tỉnh đều giáp biển, có nhiều bãi cá, tôm với 2 ngư trường lớn là Hoàng Sa - Trường Sa và cực Nam Trung Bộ, thuận lợi cho khai thác thủy sản. Bờ biển nhiều đầm phá, vụng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
- Sản lượng: 642 nghìn tấn (2005) - Sản lượng cá: 420.000 tấn.
- Các loại cá có giá trị kinh tế lớn: Cá thu, cá nục, cá ngừ đại dương, cá hồng và nhiều loài tôm, mực,...
- Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Hoạt động chế biến hải sản phong phú đa dạng. Nước mắm Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon.
- Tương lai ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thực ph ẩm và phục vụ xuất khẩu.
- Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa cấp bách.
b. Du lịch biển
- Nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận)…
=> phát triển du lịch và các hoạt động nghỉ dưỡng.
- Nha Trang và Đà Nẵng là các trung tâm du lịch quan trọng.
- Hình thức phong phú: Du lịch biển đảo, du lịch an dưỡng, thể thao.
c. Dịch vụ hàng hải
- Địa hình khúc khuỷu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu.
- Cảng nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong: Hình thành cảng trung trung chuyển quốc tế lớn nhất tại VN.
d. Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối
- Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Sản xuất muối rất thuận lợi: Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi),…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Giải Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 2:
21/07/2024Đáp án đúng là: A
Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do vùng này có các ngư trường rộng lớn: ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ giàu hải sản như Hoàng Sa - Trường Sa,…
* Khái quát chung Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Gồm 8 tỉnh/thành phố: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4%), số dân 10 triệu người (10,3% - 2019).
- Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và biển Đông.
* Nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Tiềm năng phát triển
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.
+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.
+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...
- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Giải Địa lí 12 Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 3:
23/07/2024Đáp án đúng là: A
Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở duyên hải, Nam Trung Bộ là bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
A đúng
- B sai vì thuận lợi chủ yếu là điều kiện tự nhiên thuận lợi như nhiệt độ nước, chất lượng nước biển và các khu vực ven biển phù hợp cho việc nuôi trồng.
- C sai vì yếu tố quan trọng hơn là điều kiện tự nhiên như nhiệt độ nước, độ mặn và chất lượng nước phù hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Các điều kiện này đảm bảo môi trường sống tốt cho các loài thủy sản.
- D sai vì yếu tố quan trọng hơn là điều kiện tự nhiên và môi trường nước, như nhiệt độ và độ mặn, quyết định sự phát triển của thủy sản. Chế biến hải sản chỉ ảnh hưởng đến khâu sau khi nuôi trồng.
*) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a) Nghề cá
- Tiềm năng phát triển
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.
+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.
+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...
- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.
b) Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.
Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng
c) Dịch vụ hàng hải
- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Một số cảng tổng hợp lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
Cảng biển Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng
d) Khai thác khoáng sản và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
Cánh đồng cát Cà Ná, Ninh Thuận
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Giải Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 4:
21/07/2024Đáp án: C
Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm có 8 tỉnh và thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).
Câu 5:
31/07/2024Đáp án đúng là : A
Từ Bắc đến Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu là thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận.
→ A đúng.B,C,D sai
Khái quát chung
- Gồm 8 tỉnh/thành phố: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4%), số dân 10 triệu người (10,3% - 2019).
- Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và biển Đông.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác;
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 6:
23/07/2024Đáp án: A
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đang tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở đảo Phú Quý.
* Khai thác khoáng sản và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
Cánh đồng cát Cà Ná, Ninh Thuận
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 7:
22/07/2024Đáp án: C
Nghề nuôi tôm hùm tôm sú phát triển mạnh nhất ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.
Câu 8:
01/08/2024Đáp án đúng là : C
Trung tâm du lịch quan trọng nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng.
Các điểm du lịch của duyên hải Nam Trung Bộ :Đà Nẵng, Điện Bàn, Hội An, Tam Kì (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Vạn Tường (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định), Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa (Phú Yên), Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), Mũi Né – Phan Thiết (Bình Thuận
→ C đúng.A,B,D sai
Phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
a) Nghề cá
- Tiềm năng phát triển
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.
+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.
+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...
- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.
b) Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.
c) Dịch vụ hàng hải
- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Một số cảng tổng hợp lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
d) Khai thác khoáng sản và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 9:
27/07/2024Đáp án đúng là: D
Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
D đúng
- A sai vì thành phố Đà Nẵng chỉ quản lý hành chính quần đảo Hoàng Sa, trong khi tỉnh Quảng Ngãi không quản lý quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa quản lý hành chính.
- B sai vì quần đảo Hoàng Sa thuộc quản lý của thành phố Đà Nẵng, không phải tỉnh Quảng Ngãi. Quần đảo Trường Sa thuộc quản lý của tỉnh Khánh Hòa, không phải thành phố Đà Nẵng.
- C sai vì quần đảo Hoàng Sa thuộc quản lý của thành phố Đà Nẵng, không phải tỉnh Khánh Hòa. Quần đảo Trường Sa thuộc quản lý của tỉnh Khánh Hòa, không phải thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Quần đảo này nằm ở Biển Đông, phía đông bắc của quần đảo Trường Sa. Đà Nẵng đã thành lập huyện đảo Hoàng Sa để quản lý hành chính khu vực này. Quần đảo Hoàng Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên và có tiềm năng lớn về dầu khí và ngư trường. Tuy nhiên, hiện nay, quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, gây ra căng thẳng và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam. Quần đảo này nằm ở Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Tỉnh Khánh Hòa quản lý hành chính huyện đảo Trường Sa, bao gồm nhiều đảo, đá, và bãi ngầm. Quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí và ngư trường, cùng với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, khu vực này đang có tranh chấp chủ quyền với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Giải Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 10:
21/07/2024Đáp án: D
Đà Nẵng là sân bay quốc tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Vận dụng)
-
6 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (3800 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Trung Bộ Phần 1 (451 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Trung Bộ Phần 2 (368 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Trung Bộ Phần 3 (300 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Trung Bộ Phần 4 (322 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải (299 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (318 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (8677 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án):Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (6294 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (5519 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 (có đáp án): Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (4350 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ (4029 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên (3121 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (2621 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43 (có đáp án): Các vùng kinh tế trọng điểm (839 lượt thi)
- 40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (741 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án): Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (phần 1) (440 lượt thi)