Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (Vận dụng)

  • 3986 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024
Tác động chủ yếu của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đến sản xuất nông nghiệp nước ta là
Xem đáp án

Đáp án: A

Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các vùng chuyên canh.


Câu 2:

22/07/2024
Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do
Xem đáp án

Đáp án: C

Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu do sự phân mùa của khí hậu. Vào thời kì mùa khô kéo dài sâu sắc, mực nước sông hạ thấp, nguồn thủy năng cung cấp cho các nhà máy thủy điện giảm mạnh.


Câu 3:

22/07/2024
Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tăng cường liên doanh với các công ty dầu khí nước ngoài mang lại nhiều lợi ích như tiếp cận công nghệ hiện đại, nguồn vốn đầu tư lớn, và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sự hợp tác này giúp đẩy mạnh hoạt động thăm dò, khai thác và phát triển các mỏ dầu khí, từ đó tăng cường sản lượng và hiệu quả khai thác.

C đúng.

- A sai vì nâng cao trình độ của nguồn lao động là rất quan trọng và cần thiết để cải thiện hiệu quả và năng suất trong ngành dầu khí. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp chủ yếu mà có tác động lớn nhất đến việc phát triển khai thác dầu khí.

- B sai vì xuất khẩu dầu thô là một phần quan trọng trong ngành dầu khí, nhưng việc này không trực tiếp thúc đẩy phát triển khai thác dầu khí. Để khai thác hiệu quả và bền vững, cần có sự đầu tư vào công nghệ và hợp tác quốc tế.

- D sai vì phát triển công nghiệp lọc hóa dầu giúp gia tăng giá trị sản phẩm dầu khí và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Tuy nhiên, điều này không tác động trực tiếp đến việc khai thác dầu khí mà chủ yếu là xử lý và chế biến sau khi dầu thô đã được khai thác.

* Công nghiệp khai thác dầu, khí nước ta

- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).

- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.

- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.

Khai thác dầu khí trên Biển Đông ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Giải Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm


Câu 4:

19/07/2024
Ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản ở nước ta phát triển mạnh trước hết do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đây là yếu tố quan trọng nhất đưa ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản ở Việt Nam phát triển mạnh. Việt Nam có bờ biển dài, nằm giữa các vùng biển giàu tài nguyên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp này có nguồn nguyên liệu thủy sản phong phú, đa dạng và chất lượng cao. Sự phong phú của nguồn nguyên liệu giúp ngành có thể sản xuất các sản phẩm chế biến thủy sản đa dạng, từ đó mở rộng thị trường và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

A đúng.

- B sai vì mặc dù nguồn lao động dồi dào và giá rẻ có thể là lợi thế, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu giúp ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản phát triển mạnh. Nhiều ngành công nghiệp có sử dụng lao động rẻ và dồi dào, nhưng nếu thiếu nguyên liệu chất lượng và thị trường tiêu thụ, họ vẫn có thể gặp khó khăn trong phát triển.

- C sai vì thị trường tiêu thụ rộng lớn có tác động tích cực đến phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không phải là nguyên nhân chủ yếu nhất. Mặc dù có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nếu thiếu nguyên liệu hoặc không có sự đầu tư công nghệ, ngành vẫn có thể không phát triển.

- D sai vì ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản có thể cần đầu tư vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện công nghệ. Tuy nhiên, đầu tư vốn lớn không phải là nguyên nhân chủ yếu giúp ngành này phát triển mạnh. Nếu không có nguồn nguyên liệu phong phú và không khai thác được hiệu quả, việc đầu tư vốn cũng không thể đảm bảo sự thành công của ngành.

* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

- Là ngành công nghiệp trọng điểm, cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn) bao gồm:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xây xát, đường mía; chè, cà phê, thuốc lá; rượu, bia, nước ngọt; sản phẩm khác).

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa, thịt, các sản phẩm từ thịt và sữa).

+ Chế biến hải sản (nước mắm, muối; tôm, cá; sản phẩm khác).

- Quy luật phân bố: phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Chế biến thủy, hải sản xuất khẩu

* Chế biến thủy, hải sản 

Chế biến là công đoạn cuối cùng trong chuỗi sản xuất của ngành thủy sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tổng sản lượng năm 2019 đạt khoảng 8,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 8,6 tỷ USD, đóng góp 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp.
Ngành chế biến thủy hải sản hiện nay phát triển thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 435.000 lao động trực tiếp và trên 4 triệu lao động ngành thủy sản nói chung, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Giải Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm


Câu 5:

23/07/2024
Ngành công nghiệp xay xát ở nước ta phát triển mạnh dựa trên điều kiện nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngành công nghiệp xay xát, là ngành chế biến lương thực và thực phẩm, cần phải có nguồn nguyên liệu lương thực dồi dào để sản xuất các sản phẩm như bột mì, gạo, ngô, mì ăn liền,... Việc có nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định giúp cho các doanh nghiệp trong ngành có thể sản xuất liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Điều này cũng giúp ngành công nghiệp xay xát phát triển bền vững, không bị gián đoạn do thiếu hụt nguyên liệu.

A đúng.

- B sai vì đây là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là điều kiện cần thiết để ngành xay xát phát triển. Dù nhu cầu tăng cao nhưng nếu thiếu nguyên liệu, ngành cũng khó phát triển.

- C sai vì điều này không phải là điều kiện để ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh, vì các nhà máy xay xát thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất.

- D sai vì đây cũng quan trọng, nhưng nếu thiếu nguyên liệu chất lượng để sản xuất, ngành công nghiệp xay xát sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu này.

* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

- Là ngành công nghiệp trọng điểm, cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn) bao gồm:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xây xát, đường mía; chè, cà phê, thuốc lá; rượu, bia, nước ngọt; sản phẩm khác).

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa, thịt, các sản phẩm từ thịt và sữa).

+ Chế biến hải sản (nước mắm, muối; tôm, cá; sản phẩm khác).

- Quy luật phân bố: phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Chế biến thủy, hải sản xuất khẩu

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Giải SGK Địa lí 12 Bài 16: Một số ngành công nghiệp


Câu 6:

24/07/2024
Trong hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là tránh để xảy ra các sự cố môi trường trên biển trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

B đúng 

- A sai vì mục tiêu chính là khai thác hiệu quả và bền vững để tối ưu hóa lợi ích kinh tế. Các vấn đề như bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng thường được ưu tiên hơn.

- C sai vì vấn đề chủ yếu là đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên, trong khi xung đột chính trị có thể được giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác và đàm phán quốc tế.

- D sai vì mục tiêu chính là đảm bảo an toàn và hiệu quả trong khai thác, trong khi thiên tai chỉ là một yếu tố rủi ro cần được quản lý trong tổng thể kế hoạch khai thác.

*) Công nghiệp năng lượng

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

* Công nghiệp khai thác than

- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.

- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.

Khai thác than ở Quảng Ninh

* Công nghiệp khai thác dầu, khí

- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).

- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.

- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.

Khai thác dầu khí trên Biển Đông ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Giải Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương