Câu hỏi:
23/07/2024 17,104
Ngành công nghiệp xay xát ở nước ta phát triển mạnh dựa trên điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú.
A. Nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú.
B. Nhu cầu của thị trường tăng rất nhanh.
B. Nhu cầu của thị trường tăng rất nhanh.
C. Cần ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
D. Nhu cầu chất lượng sản phẩm tăng cao.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Ngành công nghiệp xay xát, là ngành chế biến lương thực và thực phẩm, cần phải có nguồn nguyên liệu lương thực dồi dào để sản xuất các sản phẩm như bột mì, gạo, ngô, mì ăn liền,... Việc có nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định giúp cho các doanh nghiệp trong ngành có thể sản xuất liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Điều này cũng giúp ngành công nghiệp xay xát phát triển bền vững, không bị gián đoạn do thiếu hụt nguyên liệu.
A đúng.
- B sai vì đây là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là điều kiện cần thiết để ngành xay xát phát triển. Dù nhu cầu tăng cao nhưng nếu thiếu nguyên liệu, ngành cũng khó phát triển.
- C sai vì điều này không phải là điều kiện để ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh, vì các nhà máy xay xát thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất.
- D sai vì đây cũng quan trọng, nhưng nếu thiếu nguyên liệu chất lượng để sản xuất, ngành công nghiệp xay xát sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu này.
* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Là ngành công nghiệp trọng điểm, cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn) bao gồm:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xây xát, đường mía; chè, cà phê, thuốc lá; rượu, bia, nước ngọt; sản phẩm khác).
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa, thịt, các sản phẩm từ thịt và sữa).
+ Chế biến hải sản (nước mắm, muối; tôm, cá; sản phẩm khác).
- Quy luật phân bố: phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Chế biến thủy, hải sản xuất khẩu
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm