Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 11)
-
2518 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm
Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.
Chọn: C
Câu 2:
23/07/2024Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là
Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.
Chọn: B
Câu 3:
24/10/2024Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc. Cán cân xuất – nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu).
*Tìm hiểu thêm: "Tình hình phát triển"
- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
- Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.
- Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á
Câu 4:
23/07/2024Nhận định nào dưới đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN. Đó là, thông qua các diễn đàn, kí kết các hiệp ước, tổ chức các hội nghị, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa – thể thao – du lịch, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”,… Không có tổ chức hay liên kết sản xuất vũ khí hạt nhân.
Chọn: B.
Câu 5:
23/07/2024Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.
Chọn: D.
Câu 6:
30/11/2024Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước nào trong cộng đồng ASEAN?
Đáp án đúng là : A
- Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a trong cộng đồng ASEAN.
Bên cạnh đó tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
Nông nghiệp ở Đông Nam Á
Phân bố một số cây trồng chủ yếu của Đông Nam Á
1. Trồng lúa nước
- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
- Các nước Đông Nam Á cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
2. Trồng cây công nghiệp
- Các cây công nghiệp chủ yếu: cao su, hồ tiêu, cà phê,…
- Được trồng nhiều ở: Việt Nam, Indonexia, Thái Lan, Malaysia,…
- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực.
- Sản phẩm của cây công nghiệp chủ yếu dùng để xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)
Câu 7:
23/07/2024Nhận định nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
Giải thích:
- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.
- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.
- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.
Chọn B.
Câu 8:
23/12/2024Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào?
Đáp án đúng là: A
- Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực Tăng cường hợp tác kinh tế.
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đến năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập, nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,…
A đúng
- B sai vì thời điểm đó, trọng tâm chính của các quốc gia là khôi phục và phát triển nền kinh tế sau chiến tranh, thay vì tập trung vào quân sự.
- C sai vì thời điểm này, các quốc gia tập trung chủ yếu vào việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- D sai vì các quốc gia thành viên lúc đó chủ yếu tập trung vào khôi phục nền kinh tế và xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Khi mới thành lập, Liên Xô đã chú trọng vào việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên trong bối cảnh sau Cách mạng Tháng Mười 1917. Sự hợp tác này không chỉ nhằm khôi phục nền kinh tế sau những tổn thất nặng nề trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất mà còn để xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Các nước Cộng hòa Xô viết đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, và thương mại. Việc trao đổi hàng hóa và nguồn lực giữa các quốc gia này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, việc hợp tác kinh tế cũng góp phần xây dựng một thị trường nội bộ lớn, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển và tăng cường tính liên kết giữa các khu vực.
Đặc biệt, Liên Xô đã thiết lập các kế hoạch kinh tế tập trung, nhằm điều phối hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa. Điều này không chỉ giúp cải thiện đời sống nhân dân mà còn góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc tập trung vào hợp tác kinh tế cũng dẫn đến những căng thẳng và xung đột về lợi ích giữa các nước Cộng hòa, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lâu dài của Liên Xô.
* Mở rộng;
I. Cơ cấu kinh tế
- Kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ rệt.
- Hướng chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ.
II. Công nghiệp
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
- Các ngành:
+ Công nghiệp hiện đại: lắp rắp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… phát triển mạnh.
+ Công nghiệp truyền thống: dệt may, khai thác than, chế biến thực phẩm… nhằm phục vụ xuất khẩu.
III. Dịch vụ
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
IV. Nông nghiệp
1. Trồng lúa nước
- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
- Các nước Đông Nam Á cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
2. Trồng cây công nghiệp
- Các cây công nghiệp chủ yếu: cao su, hồ tiêu, cà phê,…
- Được trồng nhiều ở: Việt Nam, Indonexia, Thái Lan, Malaysia,…
- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực.
- Sản phẩm của cây công nghiệp chủ yếu dùng để xuất khẩu.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
- Chăn nuôi gia súc: tuy có số lượng khá lớn nhưng chưa thành ngành chính. Gia súc chủ yếu: trâu, bò và lợn.
- Đây cũng là khu vực nuôi nhiều gia cầm.
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 11 Bài: 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
Câu 9:
09/11/2024Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Các thách thức của ASEAN hiện nay là:
- Trình độ phát triển còn chênh lệch.
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.
*Tìm hiểu thêm: "Dân cư và xã hội"
1. Dân cư
- Dân số đông (677,7 triệu người), mật độ dân số cao (156 người/km2) - 2020.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang giảm.
- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động đông (> 50%).
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn chế.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc.
- Một số dân tộc phân bố rộng ảnh hưởng đến quản lí, xã hội và chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
Câu 10:
14/10/2024Vấn đề nào dưới đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển. Như vậy, sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia không phải vấn đề xã hội mà các nước ASEAN phải giải quyết.
*Tìm hiểu thêm: "Thách thức của ASEAN"
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
- GDP bình quân đầu người của Xingapo rất cao.
- GDP bình quân đầu người của một số nước lại thấp: Mianma, Campuchia, Lào,…
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
- Thực trạng đói nghèo ở một số nước, khu vực vẫn xảy ra.
- Mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là khác nhau.
3. Các vấn đề xã hội khác
- Đô thị hóa nhanh nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn nhân lực.
=> Các vấn đề trên cần các quốc gia nỗ lực hợp tác để giải quyết.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)
Câu 11:
23/07/2024Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
Giải thích: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về hoạt động văn hóa, thể thao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, được tổ chức 2 năm một lần.
Chọn: C
Câu 12:
23/07/2024Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
Giải thích: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về thông qua các diễn đàn, hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN.
Chọn: B.
Câu 13:
23/07/2024Một trong những thành tựu nổi bật của ASEAN là tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định. Đây là cơ sở vững chắc để
Giải thích: Môi trường phát triển ồn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường ổn định thì các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Môi trường ổn định cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển và ngược lại.
Chọn: B.
Câu 14:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi: Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
Hướng dẫn: Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 = 627,8 / 4501,6 x 1000 = 139,5 (làm tròn 139 người/km2).
Đáp án: C
Câu 15:
23/07/2024Dựa vào bảng số liệu câu 17, trả lời câu hỏi: Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là
Hướng dẫn: Một số nước có mật độ dân số cao nhất ở Đông Nam Á là: Xin-ga-po 7857 người/km2, Phi-lip-pin 343 người/ km2, Việt Nam 277 người/km2, In-đô-nê-xi-a 134 người/km2,… Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2, Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2.
Đáp án: A
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 1)
-
15 câu hỏi
-
24 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 2)
-
15 câu hỏi
-
19 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 3)
-
14 câu hỏi
-
14 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 4)
-
15 câu hỏi
-
11 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 5)
-
15 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 6)
-
15 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 7)
-
14 câu hỏi
-
11 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 8)
-
14 câu hỏi
-
12 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 10)
-
14 câu hỏi
-
14 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 12)
-
15 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế (737 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1320 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (2517 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 (có đáp án): Nhật Bản (2670 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 (có đáp án): Liên Bang Nga (2355 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 (có đáp án): Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (2272 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 (có đáp án): Liên minh Châu Âu (1287 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 6 (có đáp án): Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1084 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a (518 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 12 (có đáp án): Ô-xtrây-li-a (324 lượt thi)