Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 6)
-
2306 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Dân cư các nước Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước là do
Giải thích: Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
Chọn: D.
Câu 2:
23/07/2024Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?
Giải thích: Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chọn: A.
Câu 3:
23/07/2024Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do
Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây.
Chọn: D
Câu 4:
23/07/2024Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Giải thích: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây sẽ thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông – tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Chọn A.
Câu 5:
23/07/2024Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
Giải thích:
1. Bán đảo mang tên Trung-Ấn bởi những những yếu tố lịch sử đã làm khu vực này chịu ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ và Trung Hoa, và về mặt địa lý, khu vực này tiếp giáp với Ấn Độ ở phía tây và Trung Quốc ở phía Bắc.
2. Hiện nay, bán đảo Trung-Ấn trải qua lãnh thổ các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, và Malaysia bán đảo.
Chọn: C.
Câu 6:
23/07/2024Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
Giải thích: Đặc điểm của lao động Đông Nam Á là cần cù có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp, nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động nhưng thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
Chọn: B.
Câu 7:
23/07/2024Các quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây?
Giải thích: Ngoài một số ngành như khai thác khoảng sản, kim loại, dệt may, sản xuất hang tiêu dùng,… thì ngành khai thác dầu khí cũng đang phát triển nhanh, đặc biệt ở một số nước như: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Ma-lai-xi-a.
Chọn: A.
Câu 8:
23/07/2024Nguyên nhân khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng là do
Giải thích: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Chọn: B.
Câu 9:
23/07/2024Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là đảo nào dưới đây?
Giải thích: Borneo hay Kalimantan là đảo lớn thứ 3 thế giới với diện tích lên đến 743.330 km² tại Đông Nam Á. Borneo là tên gọi của người phương Tây và hiếm khi được dân địa phương gọi. Đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia. Phần đảo này thuộc chủ quyền của Indonesia được gọi là Kalimantan trong khi phần thuộc chủ quyền thuộc Malaysia được gọi là Đông Malaysia. Gần như toàn bộ lãnh thổ Brunei là một phần nhỏ của đảo Borneo.
Chọn: D.
Câu 10:
23/07/2024Vì sao các quốc gia Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản?
Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn tài nguyên nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
Chọn: C.
Câu 11:
29/09/2024Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ), tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
C đúng
- A sai vì sự phong phú này chủ yếu đến từ lịch sử giao thoa văn hóa, tôn giáo và phong tục giữa các nền văn minh lớn, cùng với sự đa dạng ngôn ngữ và dân tộc trong khu vực.
- B sai vì do vị trí địa lý chiến lược của khu vực, tạo điều kiện cho các nền văn minh, tôn giáo và thương mại từ khắp nơi trên thế giới tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
- D sai vì sự đa dạng văn hóa chủ yếu đến từ lịch sử giao lưu và hòa trộn giữa các nền văn hóa bản địa, thương mại, và các cuộc di cư của con người qua các thời kỳ.
Đông Nam Á là một khu vực có truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Hồi giáo và phương Tây. Sự giao thoa này được thể hiện qua ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán và nghệ thuật. Ví dụ, Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa tôn giáo của khu vực với sự du nhập của Hindu giáo và Phật giáo, trong khi Trung Quốc đã đóng góp vào hệ thống chữ viết và tri thức văn hóa.
Bên cạnh đó, việc giao thương qua các tuyến đường biển và bộ nối liền các nền văn minh đã tạo cơ hội cho sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc và quốc gia. Các lễ hội, phong tục tập quán và ẩm thực cũng thể hiện rõ nét sự đa dạng này. Thêm vào đó, sự hiện diện của nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ khác nhau đã làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của khu vực. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc và đặc trưng cho Đông Nam Á, giúp khu vực này trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du lịch và nghiên cứu văn hóa.
Câu 12:
23/07/2024Sản lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người của Đông Nam Á thấp là do
Giải thích: Sản lượng điện của các quốc gia cao (năm 2003 là 439 tỉ kWh) nhưng đây là khu vực đông dân (trên 556 triệu người) nên sản lượng tiêu dùng bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 1/3 bình quân sản lượng điện tiêu dùng của thế giới.
Chọn: B.
Câu 13:
23/07/2024Phát triển giao thông theo hướng Đông – Tây của Đông Nam Á lục địa có vai trò nào dưới đây?
Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, đây cũng là đặc điểm địa hình của các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy giao thông đông – tây trong một nước cũng như giữa các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn gây cản trở sự giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa miền núi với các vùng đồng bằng, giữa các quốc gia Đông Nam Á; hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư ở vùng miền núi của các quốc gia. Ví dụ. Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có địa hình gồm nhiều dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, tập trung ở phía tây lãnh thổ -> hạn chế sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng miền núi phía tây với vùng đồng bằng ở phía đông, sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với các nước ở phía tây như Lào, Cam-pu-chia (biên giới với các nước này chủ yếu là vùng núi) => Việc phát triển các tuyến giao thông hướng Đông – Tây tuy khó khăn nhưng sẽ góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một nước cũng như giữa các nước trong khu vực.
Chọn: A.
Câu 14:
23/07/2024Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?
Giải thích: Miền Bắc nước ta nằm ở vĩ độ cao nhất, có vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh. Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc, đem lại một mùa đông lạnh giá cho miền Bắc.
Chọn: B.
Câu 15:
23/07/2024“Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do:
Giải thích:
- Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa.
- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh.
=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.
Chọn: B
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 1)
-
15 câu hỏi
-
24 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 2)
-
15 câu hỏi
-
19 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 3)
-
14 câu hỏi
-
14 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 4)
-
15 câu hỏi
-
11 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 5)
-
15 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 7)
-
14 câu hỏi
-
11 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 8)
-
14 câu hỏi
-
12 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 10)
-
14 câu hỏi
-
14 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 11)
-
15 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 12)
-
15 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế (675 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1267 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (2305 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 (có đáp án): Nhật Bản (2516 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 (có đáp án): Liên Bang Nga (2201 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 (có đáp án): Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (2102 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 (có đáp án): Liên minh Châu Âu (1177 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 6 (có đáp án): Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (981 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a (496 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 12 (có đáp án): Ô-xtrây-li-a (284 lượt thi)