Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 8: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc ) có đáp án
Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 8: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc ) có đáp án
-
317 lượt thi
-
42 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Địa hình và cảnh quan ở vùng biên giới của Trung Quốc với các nước khác chủ yếu là
Chọn đáp án A
Câu 4:
23/07/2024Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
Chọn đáp án C
Câu 6:
23/07/2024Lãnh thổ Trung Quốc giáp với 14 quốc gia tạo điều kiện thuận lợi để
Chọn đáp án A
Câu 7:
31/07/2024Miền Đông Trung Quốc không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
Đáp án đúng là : C
Miền Đông Trung Quốc không có đặc điểm tự nhiên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn.
Miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến 105° Đông, chiếm gần 50% diện tích của cả nước. - Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ và là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. - Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản kim loại màu như sắt, mangan, thiếc,
→ C đúng,A,B,D sai
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Thiên nhiên Trung Quốc có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây; kinh tuyến 105°Đ là ranh giới giữa hai miền.
1. Địa hình và đất
♦ Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.
- Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp.
+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.
+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400 m, chủ yếu là đất feralit, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.
- Miền Tây:
+ Là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn,...), cao nguyên (Tây Tạng, Vân Quý,...),bồn địa (Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ, Tuốc-phan,..) và hoang mạc (Tác-la Ma-can, Gô-bi,...).
+ Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh;
+ Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.
=> Không thuận lợi cho sản xuất, một số nơi có thể trồng rừng và trên các cao nguyên có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
2. Khí hậu
♦ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.
♦ Do lãnh thổ rộng lớn, địa hình phức tạp nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao.
- Miền Đông có khí hậu gió mùa:
+ Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô; lượng mưa trung bình từ 750 mm đến 2.000 mm/năm.
+ Từ nam lên bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa, nhiệt độ và lượng mưa cũng thay đổi (phía nam có nhiệt độ và lượng mưa cao hơn phía bắc).
=> Nhìn chung, miền Đông có khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú, song mưa tập trung vào mùa hạ gây lũ lụt ở hạ lưu một số sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
- Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt:
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và giữa các mùa khá lớn;
+ Lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 250 mm (một số nơi có lượng mưa dưới 100 mm/ năm) nên nhiều nơi hình thành hoang mạc.
=> Khí hậu khắc nghiệt của miền Tây là một trong số những nguyên nhân khiến cho khu vực này dân cư thưa thớt.
- Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Giải Địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Câu 8:
23/07/2024Nội dung nào không đúng hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
Chọn đáp án C
Câu 9:
23/07/2024Phía bắc sơn nguyên Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn so với các vùng xung quanh là do
Chọn đáp án A
Câu 10:
23/07/2024Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là
Chọn đáp án B
Câu 13:
23/07/2024Ranh giới phân chia hai miền tự nhiên miền Đông và miền Tây của Trung Quốc là
Chọn đáp án C
Câu 15:
23/07/2024Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
Chọn đáp án D
Câu 16:
23/07/2024Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đứng đầu thế giới là
Chọn đáp án D
Câu 17:
23/07/2024Trung Quốc tiến hành công cuộc hiện đại hoá đất nước vào thời gian nào?
Chọn đáp án C
Câu 20:
23/07/2024Phần lớn các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung ở
Chọn đáp án B
Câu 21:
23/07/2024Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nông nghiệp của Trung Quốc?
Chọn đáp án A
Câu 22:
23/07/2024Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, Trung Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ không phải do
Chọn đáp án B
Câu 24:
23/07/2024Ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc vì
Chọn đáp án C
Câu 25:
23/07/2024Từ đầu năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nào?
Chọn đáp án C
Câu 26:
23/07/2024Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
Chọn đáp án C
Câu 28:
23/07/2024Nội dung nào đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc?
Chọn đáp án D
Câu 29:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2010 |
2015 |
Trung Quốc |
239,0 |
697,6 |
1649,3 |
6040,0 |
10866,0 |
Thế giới |
12360,0 |
29357,4 |
40887,8 |
65648,0 |
73434,0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào đúng về GDP của Trung Quốc?
Chọn đáp án A
Câu 30:
23/07/2024Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Chọn đáp án A
Câu 31:
23/07/2024Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc:
- Thuận lợi:
+ Lãnh thổ rộng lớn và trải dài theo chiều bắc - nam và đông - tây, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía đông, thuận lợi để giao lưu mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mĩ.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có (đất, rừng, biển, khoáng sản,...).
- Khó khăn:
+ Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ lãnh thổ, quản lí các đơn vị hành chính.
+ Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế - đời sống giữa khu vực phía đông và phía tây lãnh thổ.
+ Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền → vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp, dễ xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ.
+ Vùng nội địa khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, khó khăn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
Câu 32:
23/07/2024Căn cứ vào bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc kết hợp với kiến thức đã học, hãy:
- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.
- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.
* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:
- Địa hình: các dãy núi cao (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).
- Sông ngòi: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.
* Sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông:
Tiêu chí |
Miền Đông |
Miền Tây |
Địa hình |
- Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. - Các đồng bằng lớn: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. |
- Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. - Các dãy núi cao: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn. - Sơn nguyên Tây Tạng. - Bồn địa: Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ. |
Sông ngòi |
- Trung và hạ lưu của nhiều con sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. |
- Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía đông như: Hoàng Hà, Trường Giang. |
Câu 33:
23/07/2024Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ, nhận xét sự thay đổi tổng số dân, số dân nông thôn và số dân thành thị của Trung Quốc.
* Nhận xét sự thay đổi tổng số dân, số dân nông thôn và số dân thành thị của Trung Quốc:
- Từ năm 1949 đến năm 2005 tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục, gấp khoảng 2,5 lần.
- Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, trong đó dân số thành thị tăng nhanh hơn.
- Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.
Câu 34:
23/07/2024* Dân cư Trung Quốc phân bố không đều:
- Giữa miền núi và đồng bằng:
+ Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía đông. Mật độ dân số trên 100 người/ và từ 50 - 100 người/ , tập trung các thành phố, đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân,... ).
→ Dân cứ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng vì: vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
+ Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/ .
→ Dân cư thưa thớt ở miền núi vì: địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt khô hạn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Riêng vùng phía Bắc sơn nguyên Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 - 50 người/ ), trong lịch sử đây là “Con đường tơ lụa” và ngày nay được xây dựng tuyến đường sắt chạy qua.
- Giữa thành thị - nông thôn:
+ Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 60%).
+ Năm 2005, số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh.
Câu 35:
23/07/2024Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc?
* Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc:
Tiêu chí |
Miền Đông |
Miền Tây |
Thuận lợi |
- Nông nghiệp: + Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào. → phát triển nền nông nghiệp trù phú (cây lương thực) + Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa → phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi. - Công nghiệp: + Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào → thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp. + Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… → Phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,… |
- Nông nghiệp: + Diện tích rừng lớn, còn nhiều rừng giàu → phát triển lâm nghiệp. + Các đồng cỏ → chăn nuôi gia súc lớn. - Công nghiệp: + Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,… → phát triển nhiều ngành công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…). + Thượng nguồn các sông lớn, nguồn thủy năng dồi dào → phát triển công nghiệp năng lượng. |
Khó khăn |
- Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa. |
- Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn. - Địa hình hiểm trở → giao thông khó khăn. |
Câu 36:
23/07/2024Trung Quốc nổi tiếng với chính sách dân số nào? Chính sách dân số đó tác động như thế nào đối với dân số cũng như xã hội của Trung Quốc?
* Chính sách dân số nổi tiếng của Trung Quốc là chính sách một con: đây là chính sách dân số rất triệt để, mỗi gia đình chỉ có một con.
* Tác động của chính sách một con:
- Tích cực:
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Dễ dàng trong công tác quản lí dân số.
+ Giáo dục, y tế được đảm bảo hơn.
+ Hạn chế được bùng nổ dân số.
- Tiêu cực:
+ Tình trạng mất cân bằng giới tính do tập quán “trọng nam khinh nữ”, nhiều bé gái bị bỏ rơi sau sinh.
+ Gián tiếp làm gia tăng tỉ lệ nạo phá thai.
+ Tỉ lệ sinh giảm mạnh gây xáo trộn cấu trúc dân số.
+ Mở ra khe hở pháp luật tạo điều kiện cho tham nhũng.
+ Làm giảm lượng dân số trong độ tuổi lao động, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế.
+ Tệ nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em và phụ nữ ngày càng nhiều.
+ Dân số có xu hướng già hóa dẫn đến phúc lợi xã hội lớn.
+ Hội chứng “Tiêu hoàng đế”,...
Câu 37:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
10 NƯỚC CÓ DÂN SỐ ĐÔNG NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2015
STT |
Tên nước |
Dân số (triệu người) |
1 |
Trung Quốc |
1 376 |
2 |
Ấn Độ |
1 311 |
3 |
Hoa Kì |
322 |
4 |
Inđônêxia |
258 |
5 |
Bra-xin |
208 |
6 |
Pa-ka-xtan |
189 |
7 |
Ni-giê-ri-a |
182 |
8 |
Băng-la-đet |
161 |
9 |
Liên bang Nga |
144 |
10 |
Nhật Bản |
127 |
(Nguồn : Số liệu Thống kê)
Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện số dân của 10 nước có dân số đứng đầu thế giới năm 2015. Rút ra nhận xét về dân số Trung Quốc.
* Vẽ biểu đồ:
Câu 38:
23/07/2024Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?
* Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu,...).
- Tài nguyên rừng giàu có.
- Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, năng động vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
- Nhiều chính sách và biện pháp tích cực để phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 39:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
Năm Sản phẩm |
1985 |
1995 |
2005 |
2010 |
2015 |
Than (triệu tấn) |
961,5 |
1536,9 |
1384,2 |
1365,1 |
3428,4 |
Điện (tỉ kWh) |
390,6 |
956,0 |
1355,6 |
2500,3 |
4207,2 |
Thép (triệu tấn) |
47,0 |
95,0 |
355,8 |
638,7 |
803,8 |
Xi măng (triệu tấn) |
146,0 |
476,0 |
970,0 |
1800 |
2350 |
Phân đạm (triệu tấn)* |
13,0 |
26,0 |
28,1 |
27,5 |
29,2** |
* Số liệu năm 2010 và năm 2013 là về sản lượng phân đạm (chất dinh dưỡng đạm tổng số).
* * Số liệu năm 2013.
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015.
* Sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015:
- Nhìn chung các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đều có xu hướng tăng lên, cụ thể đối với từng sản phẩm như sau:
+ Sản lượng thép tăng nhanh nhất, tăng gấp 17 lần (từ 47,0 triệu tấn năm 1985 lên 803,9 triệu tấn năm 2015).
+ Sản lượng xi măng tăng nhanh, tăng gấp 16 lần (từ 146,0 triệu tấn năm 1985 lên 2350 triệu tấn năm 2015).
+ Sản lượng điện tăng gấp 10,8 lần (từ 390,6 tỉ kWh năm 1985 lên 4207,2 tỉ kWh năm 2018).
+ Sản lượng than tăng gấp 3,6 lần (từ 961,5 triệu tấn năm 1985 lên 3428,4 triệu tấn năm 2015).
+ Sản lượng phân đạm tăng ít nhất, chỉ tăng gấp 2,2 lần (từ 13,0 triệu tấn năm 1985 lên 29,2 triệu tấn năm 2015).
Câu 40:
23/07/2024Căn cứ vào lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phân bố này.
* Các ngành công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và vùng biển rộng lớn phía đông.
* Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phân bố này:
- Vị trí địa lí của miền Đông Trung Quốc:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á,...).
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào,... thuận lợi để phát triển, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp,...
+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu,....).
→ Thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị, thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Câu 41:
23/07/2024Căn cứ vào bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
* Nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc:
- Cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc phân bố tập trung ở khu vực miền Đông Trung Quốc.
- Miền Tây hầu như không phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, và gia súc trâu bò. Chủ yếu là nơi phân bố các đàn cừu và ngựa.
* Nguyên nhân:
- Miền Đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:
+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa.
→ Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè,...; chăn nuôi lợn, bò; vùng biển phía đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
+ Kinh tế - xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật - cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác,...).
→ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên cao, khí hậu lục địa khô hạn với các hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ phù hợp với giới hạn sinh thái của cừu và ngựa; không thuận lợi cho canh tác cây lương thực, lợn bò,...
Câu 42:
23/07/2024Trình bày kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó?
* Kết quả và nguyên nhân hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc:
- Ngành nông nghiệp:
+ Kết quả:
· Sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao.
· Một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới như: lương thực, bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu.
+ Nguyên nhân: áp dụng nhiều chính sách cải cách trong nông nghiệp:
· Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.
· Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
· Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
· Miễn thuế nông nghiệp cho người dân.
- Công nghiệp:
+ Kết quả:
· Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.
· Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng như: than, thép, xi măng, phân đạm.
· Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may,... Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.
+ Nguyên nhân :
· Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
· Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
· Thu hút vốn đầu tư lớn, năm 2004 thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất thế giới.
· Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 8: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc ) có đáp án (316 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 9: Khu vực Đông Nam Á có đáp án (564 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 2: Những vấn đề toàn cầu và khu vực có đáp án (479 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyen đề Địa lí 11 Chủ đề 5: Liên Minh Châu Âu có đáp án (277 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 7: Nhật Bản có đáp án (273 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 10: Dân cư Ô - xtrây - li - a có đáp án (266 lượt thi)
- Chủ đề 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có đáp án (261 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 3: Một số vấn đề của châu lục và khu vực có đáp án (259 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 6: Liên bang Nga có đáp án (236 lượt thi)
- Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 4: Hợp chủng quốc Hoa Kì có đáp án (216 lượt thi)