Tổng hợp đề thi vào lớp 6 cực hay, có lời giải chi tiết (Đề số 4)

  • 7268 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

09/11/2024

a. Cho hai biểu thức: A = 101 x 50 ; B = 50 x 49 + 53 x 50.

Không tính trực tiếp, hãy sử dụng tính chất của phép tính để so sánh giá trị số của A và B.

b. Cho phân số: 1327715 . Không quy đồng tử số, mẫu số hãy so sánh hai phân số trên.

Xem đáp án

Lời giải:

a. A= 101 x 50

B = 50 x 49 + 53 x 50

=  50 x (49 + 53)

=  50 x 102

Vì 50 = 50 và 101 < 102 Nên A < B.

b. Đảo ngược mỗi phân số đã cho

Viết 1327 đảo ngược thành 2713

Viết 715 đảo ngược thành 157

So sánh 2713và 157

Ta có: 2713= 2113 và 157= 217

  11317 nên  2113< 217

Do đó 2713 < 157

 2713157 nên  1327715

*Phưong pháp giải :

Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng a(b + c) = ab + ac

Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a(b - c) = ab - a

*Lý thuyết

1. Tính chất giao hoán: a.b = b.a

 

Ví dụ: 2.(-3) = (-3).2 = -6

2. Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)

Ví dụ: [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90

Chú ý:

• Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm,…số nguyên.

Chẳng hạn a.b.c = (a.b).c = a.(b.c)

• Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.

• Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và ký hiệu như số tự nhiên).

Ví dụ: (-2).(-2).(-2) = (-2)3

Nhận xét: Trong một tích các số nguyên khác 0:

• Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “+”.

• Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “–”.

3. Nhân với số 1: a.1 = 1.a = a

Xem thêm

Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân 

TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép nhân các số nguyên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6 

 
 

Câu 2:

18/07/2024

Tìm số lớn nhất có hai chữ số, biết rằng số đó chia cho 3 thì dư 2, còn chia cho 5 thì dư 4.

Xem đáp án

Gọi số đó là A

A chia cho 3 dư 2 nên (A + 1) chia hết cho 3.

A chia cho 5 dư 4 nên (A + 1) chia hết cho 5.

Nên (A + 1) vừa chia hết cho 3 và cho 5. (A + 1) lớn nhất để vừa chia hết cho 3, 5 là 90.

Vậy A = 90 – 1 = 89

A= 89


Câu 3:

22/07/2024

Trong đợt khảo sát chất lượng học kì I, điểm số của 150 học sinh khối lớp Năm ở một trường tiểu học được xếp thành bốn loại: giỏi, khá, trung bình và yếu. Số học sinh đạt điểm khá bằng 715số học sinh cả khối. Số học sinh đạt điểm giỏi bằng  số học sinh đạt điểm khá.

a. Tính số học sinh đạt điểm giỏi và số học sinh đạt điểm khá.

b. Tính số học sinh đạt điểm trung bình và số học sinh đạt điểm yếu, biết rằng 35số học sinh đạt điểm trung bình bằng 23số học sinh đạt điểm yếu.

Xem đáp án

a. Số học sinh đạt điểm khá là: 150 x 715= 70 (học sinh)

Số học sinh đạt điểm giỏi là: 70 x 35 = 42 (học sinh)

b. Ta có: 35số học sinh đạt điểm trung bình = 23số học sinh đạt điểm yếu.

Hay: 610số học sinh đạt điểm trung bình = 69số học sinh đạt điểm yếu.

Số học sinh đạt điểm trung bình và yếu là: 150 – (70 + 42) = 38 (học sinh)

Số học sinh đạt điểm trung bình là: 38 : 910 + 9) x 10 = 20 (học sinh)

Số học sinh đạt điểm yếu là: 38 - 20 = 18 (học sinh)

ĐS: giỏi: 42 HS ; khá: 70 HS; TB: 20 HS; Yếu: 18 HS.


Câu 4:

22/07/2024

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 chiều rộng. Hỏi diện tích khu vườn đó biết rằng nếu tăng chiều dài lên 5 m và giảm chiều rộng đi 5 m thì diện tích giảm đi  225 m2

Xem đáp án

Theo hình vẽ ta thấy 225m2 chính là diện tích hình chữ nhật MNPQ.

Vậy độ dài PQ là: 225 : 5 = 45 (m)

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 chiều rộng. Hỏi diện tích khu vườn đó biết rằng nếu tăng chiều (ảnh 1)

Độ dài này chính là hiệu của chiều dài khu vườn lúc đầu và chiều rộng khu vườn lúc sau. Vậy hiệu của chiều dài và chiều rộng lúc đầu là:

45 – 5 = 40 (m).

Chiều rộng lúc đầu là: 40 : 2 = 20 (m)

Chiều dài lúc đầu là: 20 x 3 = 60 (m)

Diện tích khu vườn lúc đầu là: 20 x 60 = 1200 (m2)

ĐS: 1200 (m2)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm